Thứ Ba, 4 tháng 10, 2016

BlackBerry và con đường từ “hero” thành “zero”

Từ một văn phòng nhỏ ở Waterloo, bang Ontario của Canada, BlackBerry đã vươn mình trở thành một trong những thương hiệu hàng đầu thế giới, làm thay đổi cách thức liên lạc của hàng triệu người trên thế giới.

Nhưng rất tiếc, thành công đó chỉ thoáng qua.

Sau vài năm, từ chỗ là “hero” (“người hùng”), BlackBerry bỗng chốc gần như chỉ còn là “zero” (“số 0”). Từ chỗ là kẻ thống trị smartphone, BlackBerry bị gạt sang bên lề bởi chính những đối thủ từng bị họ đánh giá thấp.

Theo tờ Wall Street Journal, sau khi đạt đỉnh doanh số 52,3 triệu sản phẩm smartphone vào năm 2011, BlackBerry chỉ còn bán được 3,2 triệu sản phẩm trong năm tài khóa gần nhất. Mức doanh số này đồng nghĩa với việc BlackBerry gần như biến mất khỏi thị trường smartphone toàn cầu.

Và vào ngày 28/9 vừa qua, BlackBerry tuyên bố chấm dứt việc tự thiết kế và sản xuất điện thoại. Kể từ nay, hoạt động này sẽ được công ty thuê ngoài (outsource).

Walll Street Journal nhận định, thất bại của BlackBerry, trên nhiều phương diện, là sản phẩm của chính thành công quá chóng vánh và thiếu chắc chắn của một công ty nhỏ, đã bất ngờ vụt lớn và lọt vào hãng ngũ các “đại gia” vào đầu thập niên 2000, sau khi tung ra thiết bị giao tiếp e-mail cầm tay đầu tiên của thế giới.

Thành công đến với BlackBerry nhanh đến nỗi công ty chỉ có một nhà máy sản xuất này cảm thấy choáng ngợp. Hãng đã phải chạy đua với nhu cầu gia tăng chóng mặt từ thị trường ở khắp mọi nơi trên thế giới và phải mở thêm một loạt cơ sở mới. Có những thời điểm, doanh số quý sau của BlackBerry tăng tới 20% so với quý trước đó, khiến họ phải ồ ạt tuyển dụng nhân sự mới.

Chính những sức ép này đã khiến lãnh đạo của BlackBerry xao nhãng chạy đua công nghệ.

Sau thành công ban đầu, Mike Lazaridis - nhà sáng lập hãng Research In Motion (RIM), chủ sở hữu thương hiệu BlackBerry - và nhóm của ông từng sáng tạo ra những kỹ thuật mới giúp bảo toàn băng thông trên các mạng dữ liệu yếu. Và họ đạt được một thành công khác: một bàn phím đa chức năng giúp người dùng dễ dàng điều hướng giao tiếp bằng e-mail trên điện thoại.

Nhưng trong lúc BlackBerry tập trung đáp ứng nhu cầu gia tăng đối với sản phẩm, thì họ không còn chú ý nhiều tới các đối thủ cạnh tranh. Và những đối thủ này đã vượt qua BlackBerry rất nhanh chóng.

Khi tháo tung chiếc điện thoại iPhone đầu tiên của Apple vào năm 2007, Lazaridis đã sửng sốt trước sức mạnh điện toán bên trong thiết bị có vẻ ngoài hào nhoáng này. Lazaridis nói với nhóm của ông rằng thật vô lý, rằng các mạng viễn thông không thể nào “chịu” nổi lượng video, ảnh, và truy cập Internet mà Apple hứa với người sử dụng iPhone.

Lazaridis và các cộng sự của ông đã không hiểu được rằng Apple đã thay đổi luật chơi: một thỏa thuận độc quyền giữa Apple với AT&T đã dẫn tới việc nhà mạng này nâng cấp hệ thống. Việc nâng cấp cho phép người dùng iPhone, sau một thời gian ngắn đối mặt với tình trạng cuộc gọi bị rớt, có thể chơi game và tải các ứng dụng - điều mà BlackBerry không thể mang lại cho người dùng trong nhiều năm.

Thị trường smartphone toàn cầu lại thay đổi lần nữa vào năm 2007, khi Google tuyên bố sẽ cấp phép miễn phí hệ điều hành Android cho các nhà sản xuất smartphone, mở đường cho các hãng điện thoại khác của thế giới như Samsung tung ra những mẫu smartphone giá mềm, hút khách hàng khỏi BlackBerry.

Đến năm 2012, Samsung đã trở thành hãng smartphone lớn nhất thế giới về doanh số.

Đối mặt với khó khăn ngày càng lớn, giá trị vốn hóa lao dốc và thị phần thu hẹp chóng mặt, đến năm 2013, cả Lazaridis và Giám đốc Điều hành Jim Balsillie cùng rời khỏi BlackBerry.

Sự sa sút của BlackBerry nghiêm trọng đến nỗi, cách đây mấy năm, chính Lazaridis cũng thừa nhận rằng những chiếc smartphone của hãng này đang dần trở nên lỗi thời. Quá lo lắng về việc điện thoại BlackBerry sẽ đến lúc bị ngừng sản xuất, vào năm 2013, Lazaridis đã mua lại toàn bộ số điện thoại BlackBerry tồn kho của một công ty bán lẻ đồ điện tử gần trụ sở công ty.

Lazaridis, người khai sinh điện thoại BlackBerry vào năm 1998, nói rằng ông phải tích trữ những chiếc smartphone này vì “ý nghĩ khủng khiếp nhất đối với tôi là tôi sẽ không có được một chiếc BlackBerry nào nữa”.

Thị phần của BlackBerry trên thị trường smartphone toàn cầu giờ đã giảm dưới 1%, một thị phần “tí hon” được duy trì bởi những người dùng trung thành không muốn từ bỏ bàn phím đã trở thành biểu tượng của dòng điện thoại này.

Cũng giống như Lazaridis, Balsillie cũng là một người dùng trung thành với BlackBerry. Chiếc điện thoại mà ông yêu thích là chiếc BlackBerry Classic.

“Khi tôi chết, người ta sẽ phải gỡ nó khỏi bàn tay lạnh giá của tôi”, ông từng nói trước khán giả ở Toronto hồi năm 2015.

Đọc tiếp »

MobiFone dừng hợp tác với 23 công ty cố tình vi phạm

Ngay sau sự việc này, MobiFone đã rà soát lại toàn bộ các công ty cung cấp nội dung và đã "trảm" 23 công ty và đưa ra cam kết sẽ bảo vệ khách hàng của mình tránh trường hợp bị “móc túi” như trên. 3 công ty tiếp tay cho Sam Media là Công ty Cổ phần Đầu tư ACOM, Công ty Cổ phần Truyền thông VMG và Công ty Cổ phần Truyền thông Gapit cũng nằm trong danh sách bị MobiFone “trảm”.

23 công ty này đã vi phạm hợp đồng với MobiFone vì cung cấp nội dung chưa phù hợp với văn hóa Việt, đăng ký dịch vụ cho khách hàng qua WAP, sử dụng đầu số dịch vụ kênh để gửi tin nhắn quảng cáo cho bên thứ 3, nhắn tin rác đến cho khách hàng…

MobiFone cho biết, đối với các công ty vi phạm trong việc hợp tác cung cấp dịch vụ. MobiFone đã xử lý 23 công ty trên theo hình thức, dừng hợp tác và dừng kết nối, như các công ty Tre Việt, ACOM, HTC Việt Nam, Smartviet Media…

Đọc tiếp »

Chính thức đề xuất bỏ tội danh cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng

Trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sáng 3/10 dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự 2015, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đã chính thức đề xuất bỏ tội danh cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông.

Tội danh này được quy định tại điều 292 Bộ luật Hình sự năm 2015 - một điều luật được nhắc đến nhiều nhất từ khi bộ luật này được ban hành. Đây cũng là điều duy nhất được đề xuất bãi bỏ khi sửa luật.

Chủ nhiệm cơ quan thẩm tra - Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội - Lê Thị Nga cho biết, đa số ý kiến ủy ban tán thành với dự thảo luật về việc bỏ điều này.

Nhưng, cũng có ý kiến đề nghị giữ lại và đưa vào các chương tương ứng quy định hành vi cấm kinh doanh vàng tài khoản (đã được quy định tại Nghị định số 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ); kinh doanh đa cấp bất chính (được quy định tại Nghị định số 45/2014/NĐ-CP của Chính phủ)… trên mạng máy tính, mạng viễn thông vì phạm vi ảnh hưởng, tính chất và mức độ nguy hiểm cao cho xã hội , hậu quả lớn, rất khó khắc phục cần phải có quy định để đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm. Đồng thời sửa đổi lại cấu thành: mức thu lợi bất chính, doanh thu… cho phù hợp.

Phải rà soát đầy đủ

Ngoài bãi bỏ một điều, phạm vi sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2015 lần này liên quan đến 141 điều của bộ luật, gồm 18 điều thuộc phần những quy định chung và 123 điều thuộc phần các tội phạm, trong đó có 43 điều sửa đổi về kỹ thuật, 97 điều sửa đổi về nội dung quy định trong điều luật.

Về tổng thể dự án luật, quan điểm của Chính phủ là sửa đổi, bổ sung ở mức tối đa những quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 có lỗi kỹ thuật đã được phát hiện và những nội dung rõ ràng là chưa hợp lý hoặc có thể khó áp dụng trên thực tế liên quan đến một số chính sách cụ thể được thể hiện trong một số điều luật của bộ luật.

Điều này nhằm bảo đảm tính đồng bộ, nhất quán, logic trong các quy định của bộ luật hình sự, góp phần bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật cũng như bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Chính phủ cũng xác định việc sửa đổi không làm thay đổi những chính sách lớn của bộ luật đã và không đặt ra vấn đề mới dẫn đến việc phải sửa đổi, bổ sung các luật khác đang được lùi hiệu lực thi hành cùng Bộ luật Hình sự năm 2015.

Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2015 cần phải tiếp tục góp phần đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm, tờ trình của Chính phủ nêu rõ.

Tán thành với quan điểm của Chính phủ, tuy nhiên, Uỷ ban Tư pháp nhấn mạnh việc sửa đổi phải trên cơ sở rà soát đầy đủ các sai sót của Bộ luật Hình sự năm 2015. Đồng thời, trong một chừng mực nhất định, một số quy định của bộ luật vẫn phải có văn bản quy định chi tiết của Chính phủ hoặc văn bản hướng dẫn thi hành của các cơ quan tư pháp trung ương.

Phân hoá cách xử lý

Liên quan đến phần sửa đổi, bổ sung nội dung, Bộ trưởng Long cho biết một số vấn đề đáng chú ý.

Như, đã điều chỉnh mức định lượng tại các khoản của 64 điều trong đó có 49 điều liên quan đến mức định lượng về tỷ lệ thương tích, tổn hại cho sức khỏe và 15 điều luật liên quan đến các mức định lượng khác thuộc cấu thành một số tội phạm về kinh tế, môi trường, ma túy, xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng và một số tội khác.

Đặc biệt, dự thảo luật đã điều chỉnh mức định lượng về khối lượng, thể tích các chất ma túy tại các khoản của các điều luật để tránh trùng lặp và phù hợp với thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử từ trước đến nay, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy, Chính phủ nhấn mạnh.

Với mức hình phạt, lần sửa đổi này dự thảo luật đã điều chỉnh mức hình phạt trong các khung hình phạt của 12 điều luật liên quan đến tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, một số tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, xâm phạm an toàn giao thông và trật tự công cộng nhằm bảo đảm phân hóa chính sách xử lý đối với từng trường hợp phạm tội, nhất là giữa trường hợp phạm tội đã gây ra hậu quả với trường hợp phạm tội có khả năng gây ra hậu quả.

Chính phủ cũng đề nghị bổ sung các chất ma túy mới phát hiện (chất XLR-11 được tẩm ướp trong cỏ Mỹ và lá Khat có chứa chất ma túy Cathinone) vào cấu thành các tội phạm về ma túy.

Sau khi nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ thảo luận về dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự 2015.

Đọc tiếp »

Gần 50% dân số Việt Nam đã dùng truyền hình số

Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết đã hoàn tất giai đoạn 1 của Đề án số hóa truyền hình Việt Nam, theo đó, đã ngừng phát sóng toàn bộ kênh truyền hình tương tự mặt đất (truyền hình analog) tại 5 thành phố trực thuộc Trung ương gồm Hà Nội, Tp.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ.

Theo Tiểu ban giúp việc Ban chỉ đạo Đề án số hóa truyền hình Việt Nam, khi ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất tại 5 thành phố trên, không chỉ người dân tại 5 thành phố này mà người dân trên địa bàn thuộc 20 tỉnh lân cận cũng có điều kiện hưởng các lợi ích của truyền hình số mặt đất.

Theo đó, ước tính dân số thuộc địa bàn chuyển đổi theo giai đoạn 1 của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chiếm gần 50% dân số cả nước.

Trong giai đoạn 1 của đề án, Quỹ dịch vụ viễn thông công ích đã thực hiện hỗ trợ 460.232 hộ gia đình đủ điều kiện nằm trong vùng ảnh hưởng của việc tắt sóng truyền hình tương tự mặt đất tại 5 thành phố trực thuộc Trung ương, đảm bảo 100% số hộ nghèo, cận nghèo tại Đà Nẵng, Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ đủ điều kiện nhận hỗ trợ có đầu thu để xem truyền hình số mặt đất.

Ngoài số lượng hộ nghèo, cận nghèo theo tiêu chuẩn Trung ương được Bộ Thông tin và Truyền thông hỗ trợ, Đà Nẵng còn hỗ trợ đầu thu truyền hình số mặt đất cho 5.043 hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn của Đà Nẵng, Hà Nội hỗ trợ 12.018 hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn của Hà Nội sử dụng truyền hình cáp.

Theo lộ trình của Đề án số hóa truyền hình, thời điểm tắt sóng truyền hình tương tự mặt đất ở 26 tỉnh thuộc giai đoạn 2 là 31/12/2016. Tuy nhiên, theo Cục Tần số Vô tuyến điện, cần xem xét điều chỉnh việc ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất giai đoạn 2 tới tháng 7/2017.

Lý do điều chỉnh tới tháng 7, theo Cục Tần số Vô tuyến điện, là để đỡ gấp rút về thời gian, các doanh nghiệp truyền dẫn phát sóng có thêm thời gian mở rộng và nâng cấp vùng phủ sóng và Bộ cũng không bị động trong việc triển khai hỗ trợ đầu thu truyền hình số cho các hộ nghèo, cận nghèo.

Ngoài ra, trong số 26 tỉnh, thành phố thuộc giai đoạn 2 có nhiều tỉnh, nhiều khu vực có chất lượng phủ sóng truyền hình số chưa đồng đều do khó khăn trong triển khai hạ tầng.

Đọc tiếp »

Đổi trả Note 7, Samsung Việt Nam xin miễn thuế

© Bản quyền thuộc về VnEconomy, báo điện tử thuộc nhóm Thời báo Kinh tế Việt Nam

Giấy phép Báo điện tử số 123/GP-BTTTT, cấp ngày 7/4/2014

Mọi tin bài đăng lại từ website này phải có sự chấp thuận bằng văn bản của VnEconomy.

Các trang ngoài sẽ được mở ra ở cửa sổ mới. VnEconomy không chịu trách nhiệm nội dung các trang ngoài.

Tổng biên tập: Giáo sư Đào Nguyên Cát

Trụ sở Tòa soạn: 96 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: (84-4) 3755 2060 - 3755 2059 / Fax: (84-4) 3755 2046

Đọc tiếp »

NhacSo.net chính thức đóng cửa sau 11 năm hoạt động

© Bản quyền thuộc về VnEconomy, báo điện tử thuộc nhóm Thời báo Kinh tế Việt Nam

Giấy phép Báo điện tử số 123/GP-BTTTT, cấp ngày 7/4/2014

Mọi tin bài đăng lại từ website này phải có sự chấp thuận bằng văn bản của VnEconomy.

Các trang ngoài sẽ được mở ra ở cửa sổ mới. VnEconomy không chịu trách nhiệm nội dung các trang ngoài.

Tổng biên tập: Giáo sư Đào Nguyên Cát

Trụ sở Tòa soạn: 96 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: (84-4) 3755 2060 - 3755 2059 / Fax: (84-4) 3755 2046

Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2016

Cdiscount.vn đóng cửa sau khi BigC về tay người Thái

Cdiscount.vn, trang thương mại thuộc hệ thống siêu thị BigC vừa thông báo sẽ ngừng hoạt động vào ngày 31/12/2016.

Công ty TNHH C-Discount Việt Nam - đơn vị vận hành trang thương mại điện tử này - cho biết, dù thông báo ngừng hoạt động nhưng với các đơn hàng đã đặt, công ty sẽ tiếp tục gửi đến khách hàng cho đến sản phẩm cuối cùng, trong khi các số điện thoại và e-mail hỗ trợ vẫn hoạt động vào các ngày trong tuần và sáng thứ Bảy.

Cdiscount.vn chuyên về các mặt hàng điện tử như laptop, thiết bị văn phòng, đồ gia dụng, nội thất, tạp hoá, đồ chơi trẻ em, mỹ phẩm, thời trang.

Sàn giao dịch điện tử này đi vào hoạt động từ cuối năm 2014, với mục tiêu trở thành nhà bán lẻ trực tuyến hàng đầu Việt Nam, nhưng đến nay vẫn chưa gây được nhiều ấn tượng đối với người tiêu dùng.

Hệ thống siêu thị BigC Việt Nam đang có những bước đi đáng chú ý kể từ khi được Casino Group (Pháp) bán cho Central Group - một tập đoàn bán lẻ hàng đầu của Thái Lan. Giá trị của thương vụ được tiết lộ lên tới hơn 1 tỷ USD.

Mới đây, hệ thống Thế Giới Di Động cũng tuyên bố rút toàn bộ 22 cửa hàng liên kết bán trong hệ thống của Big C do Central yêu cầu, trong bối cảnh Central Group sở hữu 49% Nguyễn Kim, và Thế Giới Di Động có Bách hoá Xanh và Điện máy Xanh kinh doanh cùng phân khúc sản phẩm.

Đọc tiếp »