Thứ Năm, 27 tháng 10, 2016

Hai nhà mạng đã có “giấy thông hành” triển khai 4G

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng và giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông 4G cho các nhà mạng, gồm Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT).

Với quyết định trên, Viettel và VNPT (VinaPhone) đã có thể chính thức triển khai và cung cấp dịch vụ 4G trên băng tần 1800 MHz ra thị trường một cách rộng rãi. Khả năng trong thời gian gắn tới, MobiFone cũng sẽ được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép thiết lập mạng và giấy phép cung cấp dịch vụ 4G tương tự như Viettel và VNPT.

Trung tuần tháng 9/2016, ông Phan Tâm, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho VnEconomy biết, việc cấp phép 4G sẽ không có chuyện chờ đợi các doanh nghiệp nộp hồ sơ đầy đủ rồi cấp phép đồng loạt mà trên cơ sở doanh nghiệp nào gửi hồ sơ đầy đủ trước thì Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ thẩm định, xem xét cấp trước.

Được biết, VNPT và Viettel là hai doanh nghiệp đầu tiên nộp hồ sơ xin cấp phép 4G lên Bộ Thông tin và Truyền thông. Theo đó, qua quá trình kiểm tra, thẩm định chặt chẽ của Bộ về hạ tầng, công nghệ, phương án, mô hình kinh doanh, nên Bộ đã tiến hành cấp phép.

Trước đó, các nhà mạng Viettel, VNPT VinaPhone và MobiFone đều đã công bố triển khai thử nghiệm 4G thành công.

Mạng công bố sớm nhất là Viettel (tháng 12/2015). Viettel khai trương thử nghiệm dịch vụ mạng 4G tại Vũng Tàu, với tốc độ tải dữ liệu thực tế đạt mức trung bình từ 40-80 Mb/s, có những vị trí đạt tới 230 Mbs.

Kế tiếp là mạng VinaPhone (tháng 1/2016). Mạng này thử nghiệm 4G tại Phú Quốc và Tp.HCM, cho tốc độ download thực tế trên laptop là 336 Mbps, upload là 39 Mbps. Tốc độ download là 150 Mbps, upload là hơn 40 Mbps, gấp 10 lần so với tốc độ của 3G.

Mạng công bố thử nghiệm muộn nhất là MobiFone (tháng 7/2016). MobiFone thử nghiệm tại ba thành phố lớn là Hà Nội, Đà Nẵng và Tp.HCM, theo đó mạng 4G của nhà mạng này đạt tốc độ download/upload tối đa 225 Mbps/75 Mbps.

Kết quả thử nghiệm trên đã vượt qua cột mốc tốc độ đề ra (200 Mbps) cho giai đoạn ban đầu.

Đọc tiếp »

Người Việt vẫn chưa trả 4.633 Note 7 dù Samsung hoàn tiền

Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) vừa tiếp tục ra thông báo kêu gọi người tiêu dùng còn đang sử dụng sản phẩm Samsung Galaxy Note 7 trả lại sản phẩm cho Samsung.

Chương trình thu hồi và hoàn tiền sản phẩm Note 7 được Samsung Việt Nam thực hiện từ ngày 18/10. Trước đó, chương trình đổi mới Note 7 đã được thực hiện từ đầu tháng 10.

Cục Quản lý cạnh tranh cho biết, các thông báo thu hồi liên tiếp đã thể hiện trách nhiệm của Samsung về sự cố. Tuy nhiên, tính đến nay mới chỉ có 8.000 chiếc Note 7 được thu hồi trong tổng số 12.633 chiếc bán ra tại Việt Nam.

Như vậy, là có khoảng 4.633 chiếc Note 7 vẫn được người dùng Việt Nam sử dụng.

Điều này, Cục Quản lý cạnh tranh, sẽ gây nguy hiểm đến bản thân người dùng điện thoại và người xung quanh, bởi dòng điện thoại Note 7 được cảnh báo có lỗi pin gây ra quá nhiệt và có thể phát nổ. Đây cũng là lý do Samsung quyết định ngừng sản xuất, thu hồi sản phẩm này trên phạm vi toàn thế giới.

Trước đó, Samsung dự chi gần 240 tỷ đồng bồi hoàn tiền 100% cho số Note 7 đã bán tại Việt Nam. Chương trình bồi hoàn tiền sẽ được thực hiện trong vòng một tháng, từ 18/10 - 18/11/2016. Người tiêu dùng sẽ được hoàn tiền 100%, mỗi sản phẩm tương ứng là 18,99 triệu đồng.

Đồng thời, Samsung còn tặng khách hàng thẻ mua hàng trị giá 1,5 triệu đồng và cung cấp một sản phẩm smartphone Samsung để sử dụng trong thời gian chờ hoàn tiền.

Samsung chính thức giới thiệu Note 7 trên thị trường quốc tế từ ngày 2/8 vừa qua và bắt đầu bán tại thị trường Việt Nam vào ngày 19/8. Tuy nhiên, một tháng sau, hãng đã công bố nhiều chi tiết về các vụ cháy, nổ pin trên Note 7.

Ngay sau đó, Samsung Việt Nam cũng phát đi thông cáo về việc tạm dừng bán mẫu smartphone này tại Việt Nam để điều tra nguyên nhân lỗi pin, đồng thời cam kết sẽ đổi máy mới cho những người đã mua.

Đại diện Samsung Việt Nam khẳng định hai nhà máy Samsung Điện tử Bắc Ninh (SEV) và Samsung Điện tử Thái Nguyên (SEVT) tại Việt Nam không chỉ sản xuất mỗi Note 7, mà còn sản xuất nhiều sản phẩm điện thoại khác như S7, S7 Edge, Galaxy A, Galaxy J... và các loại máy tính bảng.

Do vậy, theo đại diện Samsung Việt Nam, sự cố Note 7 sẽ không tác động nhiều đến kim ngạch xuất khẩu của Samsung tại Việt Nam trong năm nay.

Đọc tiếp »

Mạng lớn thứ ba nhận giấy phép triển khai 4G

© Bản quyền thuộc về VnEconomy, báo điện tử thuộc nhóm Thời báo Kinh tế Việt Nam

Giấy phép Báo điện tử số 123/GP-BTTTT, cấp ngày 7/4/2014

Mọi tin bài đăng lại từ website này phải có sự chấp thuận bằng văn bản của VnEconomy.

Các trang ngoài sẽ được mở ra ở cửa sổ mới. VnEconomy không chịu trách nhiệm nội dung các trang ngoài.

Tổng biên tập: Giáo sư Đào Nguyên Cát

Trụ sở Tòa soạn: 96 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: (84-4) 3755 2060 - 3755 2059 / Fax: (84-4) 3755 2046

Đọc tiếp »

Vietnam Airlines “cấm bay” hoàn toàn Note 7

© Bản quyền thuộc về VnEconomy, báo điện tử thuộc nhóm Thời báo Kinh tế Việt Nam

Giấy phép Báo điện tử số 123/GP-BTTTT, cấp ngày 7/4/2014

Mọi tin bài đăng lại từ website này phải có sự chấp thuận bằng văn bản của VnEconomy.

Các trang ngoài sẽ được mở ra ở cửa sổ mới. VnEconomy không chịu trách nhiệm nội dung các trang ngoài.

Tổng biên tập: Giáo sư Đào Nguyên Cát

Trụ sở Tòa soạn: 96 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: (84-4) 3755 2060 - 3755 2059 / Fax: (84-4) 3755 2046

Đọc tiếp »

Sân chơi 4G bất ngờ có tên Gtel

Sau ba mạng lớn Viettel, VinaPhone - VNPT, MobiFone, Công ty Cổ phần Dịch vụ viễn thông Toàn cầu (Gtel Mobile), đơn vị sở hữu mạng di động Gmobile, cũng vừa được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng và giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông 4G.

Đây được xem là điều bất ngờ lớn nhất trong cuộc chơi 4G tại Việt Nam. Bởi trước đó, Gmobile không hề có một động thái gì cho kế hoạch tham gia 4G, cũng như không có hoạt động thử nghiệm 4G hay xin cấp phép thử nghiệm mạng 4G lên Bộ Thông tin và Truyền thông như ba mạng di động lớn trên.

Cũng như MobiFone, Viettel và VinaPhone-VNPT, Gmobile được phép triển khai công nghệ 4G trên băng tần 1800 MHz - băng tần vốn được xem là hạn chế trong phát triển 2G của nhà mạng này trong suốt thời gian qua.

Như vậy, trong 5 mạng đang hoạt động hiện nay thì duy nhất nhà mạng Vietnamobile chưa có giấy phép triển khai 4G.

Chưa rõ lộ trình triển khai 4G của Gmobile sẽ như thế nào khi mà mạng di động này từ nhiều năm nay vẫn đang phải chật vật và nỗ lực để phát triển.

Sau khi được cấp phép, một lãnh đạo Gmobile cho VnEconomy biết, giấy phép 4G sẽ là cơ hội mới cho Gtel Mobile thay đổi công nghệ mới, để chuyển thẳng từ công nghệ 2G lên 4G, tạo đà để bứt phá trên thị trường viễn thông, khi mà ba nhà mạng lớn đều đã được cấp phép trong tháng 10 này.

Vị lãnh đạo này cũng cho biết, lý do Gtel Mobile tham gia xin giấy phép 4G vì hiện nhà mạng sở hữu 15MHz băng tần 1800 MHz là băng tần được nhà nước quy hoạch cho công nghệ 4G.

Trước đó, đại diện một nhà mạng lớn cũng cho biết, dự kiến khoảng sau một tháng rưỡi đến hai tháng sau khi được cấp phép nhà mạng sẽ đưa dịch vụ ra thị trường.

Tuy nhiên, theo vị này, mốc thời gian trên còn phụ thuộc vào các mạng đối thủ, vì nếu nhà mạng đối thủ ra sớm hơn thì mạng còn lại cũng sẽ phải đẩy nhanh tiến độ cung cấp dịch vụ hơn.

Đọc tiếp »

iPhone 7 chiếm một nửa lượng iPhone bán ra thị trường

© Bản quyền thuộc về VnEconomy, báo điện tử thuộc nhóm Thời báo Kinh tế Việt Nam

Giấy phép Báo điện tử số 123/GP-BTTTT, cấp ngày 7/4/2014

Mọi tin bài đăng lại từ website này phải có sự chấp thuận bằng văn bản của VnEconomy.

Các trang ngoài sẽ được mở ra ở cửa sổ mới. VnEconomy không chịu trách nhiệm nội dung các trang ngoài.

Tổng biên tập: Giáo sư Đào Nguyên Cát

Trụ sở Tòa soạn: 96 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: (84-4) 3755 2060 - 3755 2059 / Fax: (84-4) 3755 2046

Đọc tiếp »

Kiểm tra, chấn chỉnh trang thông tin điện tử tổng hợp

Cục Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) vừa có văn bản gửi các sở thông tin và truyền thông, các tổ chức và doanh nghiệp, trong đó đề nghị tăng cường rà soát, kiểm tra, chấn chỉnh các trang thông tin điện tử tổng hợp, tăng cường giám sát đối với thông tin tổng hợp từ các nguồn tin.

Cục cho biết, bên cạnh các hoạt động tích cực, thời gian qua vẫn còn tồn tại một số trang thông tin điện tử tổng hợp có các hành vi vi phạm pháp luật, như: hoạt động chưa đúng quy định tại giấy phép đã được cấp, chưa phù hợp với quy định về trang thông tin điện tử tổng hợp, cá biệt có một số trang đã tổng hợp, cung cấp thông tin vi phạm điều cấm gây tác động xấu đến xã hội, ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.

Vì thế, Cục Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử đề nghị các tổ chức, doanh nghiệp thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp cần có cơ chế quản lý chặt chẽ nguồn tin, bảo đảm chỉ lựa chọn thông tin từ các nguồn tin có nội dung phù hợp với lợi ích quốc gia, lợi ích của xã hội, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; tăng cường giám sát đối với thông tin tổng hợp từ các nguồn tin hay để xảy ra sai phạm.

Rà soát, hoàn thiện quy trình quản lý thông tin công cộng trong đó tăng cường sử dụng các biện pháp kỹ thuật công nghệ và bố trí đội ngũ nhân sự quản lý thông tin có trình độ, năng lực, kinh nghiệm phù hợp với quy mô hoạt động, phạm vi thông tin cung cấp.

Bảo đảm có khả năng lựa chọn, kiểm tra nội dung tin bài trước khi đăng tải, tự động phát hiện và loại bỏ ngay thông tin không còn tồn tại ở nguồn tin, những thông tin công cộng có nội dung vi phạm quy định tại khoản 1 điều 5 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP.

Trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí chỉ cung cấp thông tin theo đúng tôn chỉ mục đích của cơ quan báo chí và theo đúng quy định của giấy phép đã được cấp, không được tự ý sản xuất tin bài như các báo điện tử, tạp chí điện tử.

Cục cũng đề nghị các sở thông tin và truyền thông chủ động thiết lập thêm các kênh tiếp nhận thông tin phản ánh về quản lý, cung cấp và sử dụng thông tin điện tử trên, như điện thoại, thư điện tử, tiếp nhận thông qua cổng thông tin điện tử, mạng xã hội.

Tăng cường kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp có trụ sở hoạt động tại địa phương; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, đặc biệt là các hành vi hoạt động không đúng nội dung trong giấy phép đã được cấp, hành vi lợi dụng trang thông tin điện tử tổng hợp để hoạt động như báo điện tử, tạp chí điện tử, hành vi giả mạo trang thông tin điện tử của các cơ quan báo chí, các tổ chức, cá nhân khác để trục lợi, hành vi cung cấp nội dung thông tin không phù hợp…

Đọc tiếp »

IT Việt Nam: Hấp dẫn nhờ lương thấp

© Bản quyền thuộc về VnEconomy, báo điện tử thuộc nhóm Thời báo Kinh tế Việt Nam

Giấy phép Báo điện tử số 123/GP-BTTTT, cấp ngày 7/4/2014

Mọi tin bài đăng lại từ website này phải có sự chấp thuận bằng văn bản của VnEconomy.

Các trang ngoài sẽ được mở ra ở cửa sổ mới. VnEconomy không chịu trách nhiệm nội dung các trang ngoài.

Tổng biên tập: Giáo sư Đào Nguyên Cát

Trụ sở Tòa soạn: 96 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: (84-4) 3755 2060 - 3755 2059 / Fax: (84-4) 3755 2046

Đọc tiếp »

Đồng hồ thông minh đang “hết thời”?

Doanh số thị trường đồng hồ thông minh (smartwatch) toàn cầu trong quý 3 vừa qua giảm 51,6% so với cùng kỳ năm ngoái, với lượng bán ra của các loại smartwatch do các hãng như Apple và Lenovo sản xuất đồng loạt lao dốc mạnh.

Hãng tin CNBC dẫn dữ liệu từ hãng nghiên cứu thị trường công nghệ IDC cho biết, có 2,7 triệu đơn vị sản phẩm smartwatch được bán ra trong quý 3, giảm từ mức 5,6 triệu đơn vị sản phẩm cùng kỳ năm 2015.

IDC cũng nhấn mạnh, quý 3/2015 là quý đầu tiên chiếc Apple Watch được bán lẻ rộng rãi sau khi được bán hạn chế trên mạng. Cùng với đó, thế hệ Apple Watch thứ hai mới chỉ lên kệ trong 2 tuần cuối cùng của quý 3/2016. Đây có thể chính là nguyên nhân khiến doanh số Apple Watch giảm tới 71,6% trong quý 3 năm nay so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, Apple vẫn là thương hiệu smartwatch chiếm thị phần lớn nhất thế giới hiện nay. Ngoài ra, theo IDC, chiếc Apple Watch đầu tiên vẫn chiếm phần chủ yếu trong doanh số smartwatch của Apple trong quý 3 vừa qua.

Trong quý, có 1,1 triệu đơn vị sản phẩm Apple Watch được tiêu thụ, tương đương thị phần 41,3% toàn cầu. Cùng kỳ năm ngoái, thị phần của Apple Watch là 70,2%.

Smartwatch là một công nghệ từng được đặt rất nhiều kỳ vọng khi bắt đầu xuất hiện rộng rãi vào khoảng năm 2014. Tuy nhiên, cũng kể từ đó, nhu cầu đối với smartwatch bắt đầu suy giảm.

Có thể vì lý do này mà Google đã hoãn trình làng phiên bản tiếp theo hệ điều hành smartwatch Android Wear 2.0 cho tới sang năm. Chiếc smartwatch Gear S3 mà Samsung trình làng hồi tháng 9 cũng chưa được đưa ra thị trường.

Dù mức độ hấp dẫn của smartwatch hiện đang suy giảm, những cải tiến công nghệ trong tương lai có thể làm giúp thiết bị này gia tăng sức hút trở lại.

“Hiện tại có thể thấy rõ smartwatch không phải là sản phẩm dành cho tất cả mọi người”, nhà phân tích cấp cao Jitesh Ubrani của IDC, nhận định.

“Việc có một mục đích rõ ràng cho sản phẩm có ý nghĩa quan trọng, nên nhiều nhà sản xuất smartwatch nhấn mạnh tính năng theo dõi sức khỏe. Nhưng trong tương lai, việc tạo khác biệt trong trải nghiệm smartwatch với điện thoại thông minh mới là điều quan trọng nhất”, ông Ubrani nói.

Doanh số smartwatch Garmin, thương hiệu có sự tập trung mạnh mẽ vào tính năng theo dõi sức khỏe, tăng 324 % trong quý 3, đạt 600.000 đơn vị sản phẩm. Nhờ đó, Garmin chiếm thị phần 20,5 % trên thị trường smartwatch toàn cầu, chỉ đứng thứ hai sau Apple.

Doanh số smartwatch của Samsung tăng 9%, đạt 400.000 chiếc, chiếm thị phần 14,4 %.

Hai hãng Lenovo và Pebble cùng chứng kiến doanh số smartwatch suy giảm, lần lượt chiếm hai vị trí thứ tư và thứ năm, với thị phần tương ứng 3,4% và 3,2% trên thị trường đồng hồ thông minh toàn cầu.

Đọc tiếp »

Apple bán hơn 45 triệu chiếc iPhone trong một quý

© Bản quyền thuộc về VnEconomy, báo điện tử thuộc nhóm Thời báo Kinh tế Việt Nam

Giấy phép Báo điện tử số 123/GP-BTTTT, cấp ngày 7/4/2014

Mọi tin bài đăng lại từ website này phải có sự chấp thuận bằng văn bản của VnEconomy.

Các trang ngoài sẽ được mở ra ở cửa sổ mới. VnEconomy không chịu trách nhiệm nội dung các trang ngoài.

Tổng biên tập: Giáo sư Đào Nguyên Cát

Trụ sở Tòa soạn: 96 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: (84-4) 3755 2060 - 3755 2059 / Fax: (84-4) 3755 2046

Đọc tiếp »

Thứ Ba, 4 tháng 10, 2016

Mất tiền ngân hàng là do OTP đã lỗi thời?

Hình thức mật khẩu dùng một lần (OTP) mà nhiều đơn vị, tổ chức hiện nay đang áp dụng là giải pháp xác thực bảo mật đã lỗi thời.

Đó là ý kiến của một số chuyên gia về bảo mật tại cuộc tọa đàm mở với chủ đề “An toàn Thông tin và mối đe dọa tới nền kinh tế" diễn ra chiều 27/9, tại Hà Nội.

SMS hay OTP đều có thể bị tấn công lừa đảo

Ông Ngô Tuấn Anh, Phó tổng giám đốc phụ trách về an ninh mạng của Bkav, cho rằng, câu chuyện khách hàng của Vietcombank bị mất mấy trăm triệu đồng vừa rồi là do ngân hàng này sử dụng bảo mật thanh toán điện tử theo hình thức mật khẩu dùng một lần OTP hoặc phần mềm smart OTP cài trên điện thoại.

Theo ông Tuấn Anh, với dạng bảo mật OTP như trên, kẻ gian có thể sử dụng phần mềm tự động để tạo giao dịch giả.

Đại diện đến từ công ty an ninh mạng này cũng cho rằng, dù là SMS hay mã OTP thì tin tặc đều có thể tấn công lừa đảo qua hình thức tin nhắn. Hacker có thể tạo các phần mềm giao dịch giả để tiến hành tự động những vụ chuyển tiền online, nên mã OTP có thời gian tồn tại 60 giây hay 90 giây cũng đều có thể bị tấn công.

Theo ông Triệu Trần Đức, Giám đốc CMC InfoSec, trên thực tế, nếu không biết giao thức cụ thể của ngành điện, hàng không...thì không thể nói an toàn, bởi vì hacker sẽ mua cái tương tự về nghiên cứu trước khi tấn công hệ thống. Theo ông Đức, ngay như hạn mức rút tiền tại các ngân hàng cũng chỉ là con số, có thể thay đổi, hay cây ATM có thể chống đọc trộm thẻ cũng… rất xưa rồi.

“Hacker mũ đen rất giỏi. Công nghệ có bảo vệ kiểu gì cũng không thể hơn được hacker mũ đen, vì họ bỏ nhiều tiền nghiên cứu, luôn biết nhiều hơn đội ngũ quản trị mạng. Tin tặc biết rất nhiều thứ mà chúng ta không biết. Không có chuyện họ chẳng may hack vào hệ thống. Họ nghiên cứu ra thẻ đút vào rút tiền ra luôn”, Giám đốc CMC InfoSec, cho biết.

Ông Tuấn Anh cho rằng, nên chuyển dần sang phương pháp xác thực chữ ký số thay vì xác thực như hiện tại và rủi ro mất tiền của khách hàng sẽ được giảm thiểu nếu các ngân hàng sử dụng giải pháp chữ ký số, bởi , theo ông, chữ ký số thì không thể làm giả, còn chữ ký bằng tay thì hoàn toàn có thể làm giả được.

Chủ yếu là tấn công lừa đảo

Theo ông Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TPBank), các trường hợp mất tiền trong tài khoản ngân hàng gần đây chủ yếu ở dạng bị lừa đảo phishing, còn hệ thống máy chủ vẫn an toàn.

Ông Hưng cho rằng, hiện nay các ngân hàng đầu tư nhiều vào hệ thống máy chủ, bảo mật để đảm bảo an toàn cao nhất, hacker khó có thể tấn công được vào hệ thống máy chủ của ngân hàng, mà chỉ là máy trạm xử lý các dịch vụ của đối tác bên ngoài.

Thậm chí ngay cả khi một hệ thống máy chủ bị tấn công, hacker tấn công lấy dữ liệu, làm sai lệch thông tin… thì các ngân hàng vẫn có thể sao lưu, cơ chế bảo mật khác nhau để đảm bảo an toàn.

Theo ông Hưng, các ngân hàng có quy trình để đảm bảo khi xảy ra rủi ro, thất thoát khách hàng không bị lớn. Kể cả hacker tấn công đánh cắp nhiều tỷ đồng nhưng với việc quy định giới hạn giao dịch từng lần, từng ngày được quy định giữa liên ngân hàng (ví dụ chuyển 1 ngày 200 – 300 triệu đồng), thì hacker không thể đánh cắp được số tiền lớn cùng lúc.

Tuy nhiên, theo vị lãnh đạo này, đối với khách hàng, giao dịch trên các kênh điện tử, mobile banking, Internet Banking hoặc giao dịch tại POS đều có những rủi ro nhất định. Tình trạng gian lận thẻ đã xuất hiện từ 30 – 40 năm, phishing (lừa đảo nhằm đánh cắp các thông tin nhạy cảm như tên đăng nhập, mật khẩu hay thông tin về các loại thẻ tín dụng của người dùng) cũng có từ chục năm nay.

Về tình trạng làm giả thẻ ATM của một số ngân hàng, ông Hưng cho biết, thời gian qua đã phát hiện một số kẻ gian đến từ Trung Quốc, Đông Âu cũ mang thiết bị, camera cài lên trạm ATM để quay trộm dải số (chỉ vài giây đọc được hết thông tin khách hàng) để in và mang đến ATM khác để rút tiền của người dùng.

Mỗi năm ngân hàng có nhiều tỷ giao dịch, với lượng tiền lớn lên đến hàng ngàn triệu tỷ đồng. Vì thế, những sự việc vừa qua là lời cảnh tỉnh đối với các ngân hàng, gióng lên hồi chuông cảnh báo các ngân hàng có thể đôi khi lơ đễnh ở khâu nào đó sẽ dẫn đến thiệt hại…, vị lãnh đạo này nói, đồng thời cho biết, ngân hàng đang áp dụng hệ thống trên thẻ có mã số đặc biệt, ngân hàng gửi OTP, password 1 lần cho khách hàng qua SMS, tuy nhiên, các ngân hàng sắp ra chuẩn mới về thẻ chip dùng cho thẻ nội địa khiến kẻ trộm không thể đọc trộm thẻ, không bị lo ngại ăn cắp tiền vì lộ số PIN.

Dù vậy, ông khuyến nghị, vấn đề bảo mật thông tin cá nhân vẫn cần được đặt ra cấp thiết, người dùng cần nhìn nhận được các rủi ro để ý thức hơn trong việc giữ gìn thông tin cá nhân, không được chia sẻ password, mã Pin, không cho mượn thẻ.

Đọc tiếp »

“Intel Việt Nam không đóng cửa, chỉ tái cơ cấu nhân sự”

Trước một số thông tin cho rằng Intel sẽ đóng cửa tại Việt Nam, trả lời VnEconomy, ông Phạm An Dương, Giám đốc tiếp thị Intel Việt Nam, khẳng định Intel không đóng cửa ở Việt Nam, ở cả công ty sản xuất và công ty văn phòng, mà chỉ là tái cấu trúc nhân sự.

Cụ thể, Công ty Intel Việt Nam đang thực hiện việc tái cấu trúc theo chủ trương của tập đoàn đưa ra hồi tháng 4 năm nay. Theo chủ trương tái cấu trúc này, Tổng giám đốc Intel Việt Nam là ông Trần Đức Trung sẽ rời khỏi vị trí của mình vào ngày 30/9.

Ông Phạm An Dương cũng sẽ rời khỏi Intel Việt Nam sau ngày 31/10.

Tại Việt Nam, Intel đang có hai công ty khác nhau là Intel Products đặt tại Khu công nghệ cao quận , Tp.HCM (chuyên lắp ráp và sản xuất chipset) và Intel Việt Nam (hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh).

Theo một số thông tin trước đó, Intel Việt Nam đặt văn phòng tại quận 1, Tp.HCM với nhân sự 15 người, là công ty nằm trong chiến dịch tái cơ cấu, 3 người đã nghỉ việc từ ngày 30/7, 7 người nghỉ việc từ 30/9, sắp tới sẽ có thêm một người nữa nghỉ việc vào 31/10.

Và như vậy, sau tái cấu trúc lại và cắt giảm nhân sự, Intel Việt Nam sẽ còn lại 5 nhân sự.

Cũng theo nguồn tin, khả năng phải thu hẹp văn phòng là có thể, tuy nhiên, việc đóng pháp nhân Intel Việt Nam là rất khó xảy ra.

Trong khi đó, đối với Intel Products thì vẫn đang hoạt động sản xuất phát triển thuận, vẫn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ tập đoàn mẹ, và việc tái cơ cấu lần này không liên quan đến Intel Products.

Đọc tiếp »

BlackBerry dừng sản xuất smartphone

Một kỷ nguyên đã khép lại với hãng điện thoại thông minh (smartphone) BlackBerry khi công ty này tuyên bố dừng sản xuất. Thay vào đó, điện thoại BlackBerry từ nay sẽ được sản xuất bởi đối tác của hãng.

Theo tin từ CNN Money, BlackBerry ngày 28/9 cho biết sẽ dựa vào các đối tác để sản xuất điện thoại, và sản phẩm vẫn sẽ có hình thức và cảm giác sử dụng như các sản phẩm trước do chính BlackBerry sản xuất.

BlackBerry cho biết đã thành lập liên doanh với một công ty viễn thông Indonesia và công ty này sẽ sản xuất điện thoại cho hãng.

Về phần mình, BlackBerry sẽ tập trung vào lĩnh vực phần mềm, một lĩnh vực mà hãng theo đuổi trong những năm gần đây khi doanh số sản phẩm smartphone với bàn phím vật lý đình đám một thời của hãng sụt giảm mạnh.

Giá cổ phiếu BlackBerry - công ty có trụ sở ở Waterloo, Ontario, Canada - đã tăng sau khi tuyên bố trên được hãng đưa ra. Tuy nhiên, giá cổ phiếu này vẫn đang thấp hơn nhiều so với mức đỉnh cách đây mấy năm.

BlackBerry từng là smartphone được các nhà giao dịch ở Phố Wall, các chính trị gia và người nổi tiếng yêu thích, một phần nhờ hệ thống bảo mật được đánh giá cao. Tổng thống Mỹ Barack Obama từng được bắt gặp đang dùng một chiếc BlackBerry.

Tuy vậy, BlackBerry quá chậm trễ trong cuộc chơi điện thoại màn hình cảm ứng. Người dùng BlackBerry đã ồ ạt chuyển sang dùng điện thoại iPhone của Apple, Galaxy của Samsung, và các thiết bị khác sử dụng phần mềm hệ điều hành Android. Thậm chí hãng phần mềm Microsoft cũng đã đi trước BlackBerry khi tung ra điện thoại Windows Phone.

Từ năm 2013, Giám đốc điều hành (CEO) John Chen của BlackBerry đã nỗ lực xoay chuyển tình thế của hãng. Tuy nhiên, ngay cả khi Chen thúc đẩy BlackBerry theo hướng phần mềm di động và an ninh, ứng dụng và Internet vạn vật (IoT), hãng này vẫn chìm trong thua lỗ, doanh số giảm chóng mặt, và lượng khách hàng ngày càng thu hẹp.

Thậm chí, CEO Chen đã làm một việc chưa từng được nghĩ đến trước kia: sử dụng hệ điều hành khác cho BlackBerry. Hãng này hiện có những sản phẩm smartphone chạy Android. Hãng cũng đã “khai tử” dòng sản phẩm Classic vào mùa hè năm nay.

Đọc tiếp »

Sau 7 năm, liên doanh Viettel tại Lào chạm mốc 1 tỷ USD

Tính đến tháng 8/2016, Unitel - thương hiệu của Viettel tại Lào, đã cán mốc 1 tỷ USD doanh thu lũy kế sau 7 năm kinh doanh tại thị trường này, thông tin từ Tập đoàn Viễn thông Quân đội vừa cho biết.

Unitel là thương hiệu nước ngoài thứ hai của Viettel (sau Metfone ở Campuchia), và là thị trường liên tục có lãi của Viettel. Tính tới thời điểm tháng 8, lợi nhuận lũy kế của Unitel đạt hơn 300 triệu USD, tương đương trên 60%. Unitel hiện có 2,5 triệu khách hàng, chiếm 47% thị phần di động và 35% thị phần băng rộng.

Mạng di động này có hạ tầng mạng lưới rộng khắp 4.000 trạm phát sóng (BTS) và 23.000 cáp quang, Unitel phủ sóng tới 100% số huyện và 95% dân số Lào. Đặc biệt, Unitel cung cấp dịch vụ 4G từ tháng 6/2015.

Tính đến giữa tháng 9/2016, tại 9 thị trường nước ngoài (Lào, Campuchia, Đông Timor, Cameroon, Haiti, Mozambique, Burundi, Peru, Tanzania), tổng số khách hàng của Viettel đã đạt 26 triệu, nâng số lượng khách hàng của Viettel trên toàn cầu (bao gồm Việt Nam) lên 90 triệu người.

Viettel cho biết, kết thúc quý 2/2016, doanh thu 6 tháng đầu năm từ các thị trường nước ngoài của Viettel đạt 493,8 triệu USD, tăng trưởng 13% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đọc tiếp »

BlackBerry và con đường từ “hero” thành “zero”

Từ một văn phòng nhỏ ở Waterloo, bang Ontario của Canada, BlackBerry đã vươn mình trở thành một trong những thương hiệu hàng đầu thế giới, làm thay đổi cách thức liên lạc của hàng triệu người trên thế giới.

Nhưng rất tiếc, thành công đó chỉ thoáng qua.

Sau vài năm, từ chỗ là “hero” (“người hùng”), BlackBerry bỗng chốc gần như chỉ còn là “zero” (“số 0”). Từ chỗ là kẻ thống trị smartphone, BlackBerry bị gạt sang bên lề bởi chính những đối thủ từng bị họ đánh giá thấp.

Theo tờ Wall Street Journal, sau khi đạt đỉnh doanh số 52,3 triệu sản phẩm smartphone vào năm 2011, BlackBerry chỉ còn bán được 3,2 triệu sản phẩm trong năm tài khóa gần nhất. Mức doanh số này đồng nghĩa với việc BlackBerry gần như biến mất khỏi thị trường smartphone toàn cầu.

Và vào ngày 28/9 vừa qua, BlackBerry tuyên bố chấm dứt việc tự thiết kế và sản xuất điện thoại. Kể từ nay, hoạt động này sẽ được công ty thuê ngoài (outsource).

Walll Street Journal nhận định, thất bại của BlackBerry, trên nhiều phương diện, là sản phẩm của chính thành công quá chóng vánh và thiếu chắc chắn của một công ty nhỏ, đã bất ngờ vụt lớn và lọt vào hãng ngũ các “đại gia” vào đầu thập niên 2000, sau khi tung ra thiết bị giao tiếp e-mail cầm tay đầu tiên của thế giới.

Thành công đến với BlackBerry nhanh đến nỗi công ty chỉ có một nhà máy sản xuất này cảm thấy choáng ngợp. Hãng đã phải chạy đua với nhu cầu gia tăng chóng mặt từ thị trường ở khắp mọi nơi trên thế giới và phải mở thêm một loạt cơ sở mới. Có những thời điểm, doanh số quý sau của BlackBerry tăng tới 20% so với quý trước đó, khiến họ phải ồ ạt tuyển dụng nhân sự mới.

Chính những sức ép này đã khiến lãnh đạo của BlackBerry xao nhãng chạy đua công nghệ.

Sau thành công ban đầu, Mike Lazaridis - nhà sáng lập hãng Research In Motion (RIM), chủ sở hữu thương hiệu BlackBerry - và nhóm của ông từng sáng tạo ra những kỹ thuật mới giúp bảo toàn băng thông trên các mạng dữ liệu yếu. Và họ đạt được một thành công khác: một bàn phím đa chức năng giúp người dùng dễ dàng điều hướng giao tiếp bằng e-mail trên điện thoại.

Nhưng trong lúc BlackBerry tập trung đáp ứng nhu cầu gia tăng đối với sản phẩm, thì họ không còn chú ý nhiều tới các đối thủ cạnh tranh. Và những đối thủ này đã vượt qua BlackBerry rất nhanh chóng.

Khi tháo tung chiếc điện thoại iPhone đầu tiên của Apple vào năm 2007, Lazaridis đã sửng sốt trước sức mạnh điện toán bên trong thiết bị có vẻ ngoài hào nhoáng này. Lazaridis nói với nhóm của ông rằng thật vô lý, rằng các mạng viễn thông không thể nào “chịu” nổi lượng video, ảnh, và truy cập Internet mà Apple hứa với người sử dụng iPhone.

Lazaridis và các cộng sự của ông đã không hiểu được rằng Apple đã thay đổi luật chơi: một thỏa thuận độc quyền giữa Apple với AT&T đã dẫn tới việc nhà mạng này nâng cấp hệ thống. Việc nâng cấp cho phép người dùng iPhone, sau một thời gian ngắn đối mặt với tình trạng cuộc gọi bị rớt, có thể chơi game và tải các ứng dụng - điều mà BlackBerry không thể mang lại cho người dùng trong nhiều năm.

Thị trường smartphone toàn cầu lại thay đổi lần nữa vào năm 2007, khi Google tuyên bố sẽ cấp phép miễn phí hệ điều hành Android cho các nhà sản xuất smartphone, mở đường cho các hãng điện thoại khác của thế giới như Samsung tung ra những mẫu smartphone giá mềm, hút khách hàng khỏi BlackBerry.

Đến năm 2012, Samsung đã trở thành hãng smartphone lớn nhất thế giới về doanh số.

Đối mặt với khó khăn ngày càng lớn, giá trị vốn hóa lao dốc và thị phần thu hẹp chóng mặt, đến năm 2013, cả Lazaridis và Giám đốc Điều hành Jim Balsillie cùng rời khỏi BlackBerry.

Sự sa sút của BlackBerry nghiêm trọng đến nỗi, cách đây mấy năm, chính Lazaridis cũng thừa nhận rằng những chiếc smartphone của hãng này đang dần trở nên lỗi thời. Quá lo lắng về việc điện thoại BlackBerry sẽ đến lúc bị ngừng sản xuất, vào năm 2013, Lazaridis đã mua lại toàn bộ số điện thoại BlackBerry tồn kho của một công ty bán lẻ đồ điện tử gần trụ sở công ty.

Lazaridis, người khai sinh điện thoại BlackBerry vào năm 1998, nói rằng ông phải tích trữ những chiếc smartphone này vì “ý nghĩ khủng khiếp nhất đối với tôi là tôi sẽ không có được một chiếc BlackBerry nào nữa”.

Thị phần của BlackBerry trên thị trường smartphone toàn cầu giờ đã giảm dưới 1%, một thị phần “tí hon” được duy trì bởi những người dùng trung thành không muốn từ bỏ bàn phím đã trở thành biểu tượng của dòng điện thoại này.

Cũng giống như Lazaridis, Balsillie cũng là một người dùng trung thành với BlackBerry. Chiếc điện thoại mà ông yêu thích là chiếc BlackBerry Classic.

“Khi tôi chết, người ta sẽ phải gỡ nó khỏi bàn tay lạnh giá của tôi”, ông từng nói trước khán giả ở Toronto hồi năm 2015.

Đọc tiếp »

MobiFone dừng hợp tác với 23 công ty cố tình vi phạm

Ngay sau sự việc này, MobiFone đã rà soát lại toàn bộ các công ty cung cấp nội dung và đã "trảm" 23 công ty và đưa ra cam kết sẽ bảo vệ khách hàng của mình tránh trường hợp bị “móc túi” như trên. 3 công ty tiếp tay cho Sam Media là Công ty Cổ phần Đầu tư ACOM, Công ty Cổ phần Truyền thông VMG và Công ty Cổ phần Truyền thông Gapit cũng nằm trong danh sách bị MobiFone “trảm”.

23 công ty này đã vi phạm hợp đồng với MobiFone vì cung cấp nội dung chưa phù hợp với văn hóa Việt, đăng ký dịch vụ cho khách hàng qua WAP, sử dụng đầu số dịch vụ kênh để gửi tin nhắn quảng cáo cho bên thứ 3, nhắn tin rác đến cho khách hàng…

MobiFone cho biết, đối với các công ty vi phạm trong việc hợp tác cung cấp dịch vụ. MobiFone đã xử lý 23 công ty trên theo hình thức, dừng hợp tác và dừng kết nối, như các công ty Tre Việt, ACOM, HTC Việt Nam, Smartviet Media…

Đọc tiếp »

Chính thức đề xuất bỏ tội danh cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng

Trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sáng 3/10 dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự 2015, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đã chính thức đề xuất bỏ tội danh cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông.

Tội danh này được quy định tại điều 292 Bộ luật Hình sự năm 2015 - một điều luật được nhắc đến nhiều nhất từ khi bộ luật này được ban hành. Đây cũng là điều duy nhất được đề xuất bãi bỏ khi sửa luật.

Chủ nhiệm cơ quan thẩm tra - Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội - Lê Thị Nga cho biết, đa số ý kiến ủy ban tán thành với dự thảo luật về việc bỏ điều này.

Nhưng, cũng có ý kiến đề nghị giữ lại và đưa vào các chương tương ứng quy định hành vi cấm kinh doanh vàng tài khoản (đã được quy định tại Nghị định số 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ); kinh doanh đa cấp bất chính (được quy định tại Nghị định số 45/2014/NĐ-CP của Chính phủ)… trên mạng máy tính, mạng viễn thông vì phạm vi ảnh hưởng, tính chất và mức độ nguy hiểm cao cho xã hội , hậu quả lớn, rất khó khắc phục cần phải có quy định để đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm. Đồng thời sửa đổi lại cấu thành: mức thu lợi bất chính, doanh thu… cho phù hợp.

Phải rà soát đầy đủ

Ngoài bãi bỏ một điều, phạm vi sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2015 lần này liên quan đến 141 điều của bộ luật, gồm 18 điều thuộc phần những quy định chung và 123 điều thuộc phần các tội phạm, trong đó có 43 điều sửa đổi về kỹ thuật, 97 điều sửa đổi về nội dung quy định trong điều luật.

Về tổng thể dự án luật, quan điểm của Chính phủ là sửa đổi, bổ sung ở mức tối đa những quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 có lỗi kỹ thuật đã được phát hiện và những nội dung rõ ràng là chưa hợp lý hoặc có thể khó áp dụng trên thực tế liên quan đến một số chính sách cụ thể được thể hiện trong một số điều luật của bộ luật.

Điều này nhằm bảo đảm tính đồng bộ, nhất quán, logic trong các quy định của bộ luật hình sự, góp phần bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật cũng như bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Chính phủ cũng xác định việc sửa đổi không làm thay đổi những chính sách lớn của bộ luật đã và không đặt ra vấn đề mới dẫn đến việc phải sửa đổi, bổ sung các luật khác đang được lùi hiệu lực thi hành cùng Bộ luật Hình sự năm 2015.

Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2015 cần phải tiếp tục góp phần đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm, tờ trình của Chính phủ nêu rõ.

Tán thành với quan điểm của Chính phủ, tuy nhiên, Uỷ ban Tư pháp nhấn mạnh việc sửa đổi phải trên cơ sở rà soát đầy đủ các sai sót của Bộ luật Hình sự năm 2015. Đồng thời, trong một chừng mực nhất định, một số quy định của bộ luật vẫn phải có văn bản quy định chi tiết của Chính phủ hoặc văn bản hướng dẫn thi hành của các cơ quan tư pháp trung ương.

Phân hoá cách xử lý

Liên quan đến phần sửa đổi, bổ sung nội dung, Bộ trưởng Long cho biết một số vấn đề đáng chú ý.

Như, đã điều chỉnh mức định lượng tại các khoản của 64 điều trong đó có 49 điều liên quan đến mức định lượng về tỷ lệ thương tích, tổn hại cho sức khỏe và 15 điều luật liên quan đến các mức định lượng khác thuộc cấu thành một số tội phạm về kinh tế, môi trường, ma túy, xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng và một số tội khác.

Đặc biệt, dự thảo luật đã điều chỉnh mức định lượng về khối lượng, thể tích các chất ma túy tại các khoản của các điều luật để tránh trùng lặp và phù hợp với thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử từ trước đến nay, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy, Chính phủ nhấn mạnh.

Với mức hình phạt, lần sửa đổi này dự thảo luật đã điều chỉnh mức hình phạt trong các khung hình phạt của 12 điều luật liên quan đến tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, một số tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, xâm phạm an toàn giao thông và trật tự công cộng nhằm bảo đảm phân hóa chính sách xử lý đối với từng trường hợp phạm tội, nhất là giữa trường hợp phạm tội đã gây ra hậu quả với trường hợp phạm tội có khả năng gây ra hậu quả.

Chính phủ cũng đề nghị bổ sung các chất ma túy mới phát hiện (chất XLR-11 được tẩm ướp trong cỏ Mỹ và lá Khat có chứa chất ma túy Cathinone) vào cấu thành các tội phạm về ma túy.

Sau khi nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ thảo luận về dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự 2015.

Đọc tiếp »

Gần 50% dân số Việt Nam đã dùng truyền hình số

Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết đã hoàn tất giai đoạn 1 của Đề án số hóa truyền hình Việt Nam, theo đó, đã ngừng phát sóng toàn bộ kênh truyền hình tương tự mặt đất (truyền hình analog) tại 5 thành phố trực thuộc Trung ương gồm Hà Nội, Tp.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ.

Theo Tiểu ban giúp việc Ban chỉ đạo Đề án số hóa truyền hình Việt Nam, khi ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất tại 5 thành phố trên, không chỉ người dân tại 5 thành phố này mà người dân trên địa bàn thuộc 20 tỉnh lân cận cũng có điều kiện hưởng các lợi ích của truyền hình số mặt đất.

Theo đó, ước tính dân số thuộc địa bàn chuyển đổi theo giai đoạn 1 của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chiếm gần 50% dân số cả nước.

Trong giai đoạn 1 của đề án, Quỹ dịch vụ viễn thông công ích đã thực hiện hỗ trợ 460.232 hộ gia đình đủ điều kiện nằm trong vùng ảnh hưởng của việc tắt sóng truyền hình tương tự mặt đất tại 5 thành phố trực thuộc Trung ương, đảm bảo 100% số hộ nghèo, cận nghèo tại Đà Nẵng, Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ đủ điều kiện nhận hỗ trợ có đầu thu để xem truyền hình số mặt đất.

Ngoài số lượng hộ nghèo, cận nghèo theo tiêu chuẩn Trung ương được Bộ Thông tin và Truyền thông hỗ trợ, Đà Nẵng còn hỗ trợ đầu thu truyền hình số mặt đất cho 5.043 hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn của Đà Nẵng, Hà Nội hỗ trợ 12.018 hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn của Hà Nội sử dụng truyền hình cáp.

Theo lộ trình của Đề án số hóa truyền hình, thời điểm tắt sóng truyền hình tương tự mặt đất ở 26 tỉnh thuộc giai đoạn 2 là 31/12/2016. Tuy nhiên, theo Cục Tần số Vô tuyến điện, cần xem xét điều chỉnh việc ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất giai đoạn 2 tới tháng 7/2017.

Lý do điều chỉnh tới tháng 7, theo Cục Tần số Vô tuyến điện, là để đỡ gấp rút về thời gian, các doanh nghiệp truyền dẫn phát sóng có thêm thời gian mở rộng và nâng cấp vùng phủ sóng và Bộ cũng không bị động trong việc triển khai hỗ trợ đầu thu truyền hình số cho các hộ nghèo, cận nghèo.

Ngoài ra, trong số 26 tỉnh, thành phố thuộc giai đoạn 2 có nhiều tỉnh, nhiều khu vực có chất lượng phủ sóng truyền hình số chưa đồng đều do khó khăn trong triển khai hạ tầng.

Đọc tiếp »

Đổi trả Note 7, Samsung Việt Nam xin miễn thuế

© Bản quyền thuộc về VnEconomy, báo điện tử thuộc nhóm Thời báo Kinh tế Việt Nam

Giấy phép Báo điện tử số 123/GP-BTTTT, cấp ngày 7/4/2014

Mọi tin bài đăng lại từ website này phải có sự chấp thuận bằng văn bản của VnEconomy.

Các trang ngoài sẽ được mở ra ở cửa sổ mới. VnEconomy không chịu trách nhiệm nội dung các trang ngoài.

Tổng biên tập: Giáo sư Đào Nguyên Cát

Trụ sở Tòa soạn: 96 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: (84-4) 3755 2060 - 3755 2059 / Fax: (84-4) 3755 2046

Đọc tiếp »

NhacSo.net chính thức đóng cửa sau 11 năm hoạt động

© Bản quyền thuộc về VnEconomy, báo điện tử thuộc nhóm Thời báo Kinh tế Việt Nam

Giấy phép Báo điện tử số 123/GP-BTTTT, cấp ngày 7/4/2014

Mọi tin bài đăng lại từ website này phải có sự chấp thuận bằng văn bản của VnEconomy.

Các trang ngoài sẽ được mở ra ở cửa sổ mới. VnEconomy không chịu trách nhiệm nội dung các trang ngoài.

Tổng biên tập: Giáo sư Đào Nguyên Cát

Trụ sở Tòa soạn: 96 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: (84-4) 3755 2060 - 3755 2059 / Fax: (84-4) 3755 2046

Đọc tiếp »