Thứ Năm, 27 tháng 4, 2017

Viettel Global đặt mục tiêu doanh thu hơn 1,3 tỷ USD trong 2017

Tổng công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global) vừa công bố nhiều thông tin về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2016.

Đây là công ty con của Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), với tỷ lệ sở hữu của Viettel lên tới 98,68%.

Theo công bố, năm 2016, Viettel Global đã cung cấp dịch vụ tới 24 triệu thuê bao, với doanh thu cộng ngang đạt 1,041 tỷ USD (khoảng 23.700 tỷ đồng), giảm 21% so với cùng kỳ và đạt 70% so với kế hoạch đề ra.

Ban lãnh đạo Viettel Global cho biết, doanh thu giảm mạnh so với kế hoạch là do tại một số thị trường châu Phi bị ảnh hưởng của biến động tỷ giá khi quy đổi doanh thu từ đồng nội tệ sang USD như Mozambique biến động 58%, Burundi chênh lệch tỷ giá tăng 28%.

Tuy nhiên, tính theo đồng nội tệ của các nước thì doanh thu tại thị trường châu Phi vẫn tăng, như Tanzania tăng 1.343%, Cameroon tăng 43%, Burundi tăng 42%, Movitel tăng 7%, Natcom tăng 6%.

Ngoài ra, lý do khiến doanh thu Viettel Global sụt giảm còn do một số thị trường gặp thiên tai như bão, lũ lụt.

Việc lợi nhuận không đạt kế hoạch cũng được ban lãnh đạo Viettel Global lý giải là đến từ việc đầu tư mạng 4G theo xu hướng công nghệ hiện tại và đẩy mạnh vào các thị trường quy mô lớn như Tanzania, Cameroon, do đó doanh thu chưa đủ bù chi phí.

Viettel Global cũng cho biết công ty đang gặp vấn đề về nhân sự, thiếu các chuyên gia giỏi, trình độ chuyên môn cao, yếu kém về ngoại ngữ, thiếu kinh nghiệm xử lý các tình huống tại môi trường mà có văn hoá, chính trị, pháp luật hoàn toàn khác so với Việt Nam.

Năm 2017, Viettel Global đặt kế hoạch doanh thu là 1,339 tỷ USD, tăng 29% so với năm 2016, kế hoạch lợi nhuận trước thuế là 5 triệu USD.

Viettel Global cho biết các thị trường công ty đã đầu tư đang phải đối mặt với nhiều đối thủ lớn như Orange, MTN, Movistar, Claro, Digicel, Axiata… Đây là các nhà mạng có thương hiệu và đã khai thác nhiều năm, tiềm lực kinh tế mạnh.

Ngoài ra, xu thế sử dụng các dịch vụ OTT như Viber, WhatsApp, Facebook... đã khiến cho doanh thu các dịch vụ truyền thống như điện thoại, nhắn tin ngày càng giảm.

Viettel Global đánh giá, việc mất giá của đồng nội tệ các nước mà công ty đầu tư so với đồng USD có xu hướng trở lại cùng với những biến động chính trị, thiên tai, kinh tế đang là trở ngại lớn, ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh.

Hơn một thập kỷ trước, vào năm 2006, Viettel quyết định mở rộng kinh doanh ra nước ngoài với mục tiêu tìm kiếm thị trường tiềm năng, khi đó Viettel Global được thành lập với sứ mệnh trở thành tập đoàn viễn thông lớn mạnh tầm quốc tế. Đây là một trong những công ty có lượng vốn đầu tư ra nước ngoài lớn nhất Việt Nam.

Hiện Viettel Global đã có trụ sở và khai thác dịch vụ viễn thông tại nhiều nước như Campuchia, Lào, Đông Timor, Haiti, Mozambique, Cameroon, Burundi, Tanzania, Myanmar.

Đọc tiếp »

Sau 5 năm thất bại, Marissa Mayer rời Yahoo với 186 triệu USD

Sau 5 năm giữ vị trí Tổng giám đốc Yahoo, Marissa Mayer đã không thể vực dậy hãng internet lừng lẫy một thời này. Bà sẽ rời công ty sau khi Verizon hoàn tất thương vụ mua lại Yahoo với giá 4,5 tỷ USD vào tháng 6 tới.

Theo thông tin mới được công bố của Yahoo, bà Mayer hiện nắm giữ 4,5 triệu cổ phiếu và quyền chọn của hãng, cùng với cổ phiếu giới hạn sau khi thương vụ với Verizon hoàn tất.

Hãng tin CNN cho biết, khi thực hiện các quyền chọn cổ phiếu của mình, bà Mayer sẽ ra đi với 186 triệu USD, tính theo mức giá 48,14 USD/cổ phiếu kết thúc phiên giao dịch hôm thứ 2.

Bà cũng sẽ được nhận 3 triệu USD đền bù thôi việc và trợ cấp tiền mặt theo doanh số được công bố vào tháng 7 năm ngoái.

Năm 2012, bà Mayer lên nắm quyền điều hành Yahoo với sứ mệnh đảo ngược vận đen và vực dậy công ty khi đó đang trên đà suy thoái. Tuy nhiên, sau nửa thập kỷ, rốt cuộc bà vẫn chỉ là người trông chừng từng bước suy thoái của đế chế Internet lẫy lừng lẫy một thời này.

Năm ngoái, hãng này đã cắt bớt tiền thưởng của bà Mayer sau khi 1 tỷ tài khoản người dùng Yahoo bị tin tặc tấn công.

Dù không thành công nhưng trong nhiệm kỳ của mình, Mayer cũng đạt được một số thành tựu nhất định, trong đó có việc tìm được đơn vị mua lại mảng vận hành Internet cốt lõi của Yahoo, bao gồm Yahoo.com, mảng kinh doanh video và quảng cáo, và ứng dụng di động.

Sau thương vụ này, số cổ phần tại hãng thương mại điện tử khổng lồ Trung Quốc Alibaba và Yahoo Nhật Bản sẽ vẫn thuộc sở hữu của các cổ đông hiện tại của Yahoo dưới dạng cổ phiếu mới và độc lập.

Về phần Verizon, sau khi thâu tóm Yahoo, hãng này sẽ cho sáp nhập với AOL để thành lập một đơn vị truyền thông mới tên là Oath.

Theo giới quan sát, với công ty truyền thông mới này, Verizon dường như đang nuôi tham vọng tạo ra một hệ thống website hút quảng cáo lớn thứ 3 thế giới, sau Google và Facebook.

Đọc tiếp »

Viettel lên kế hoạch xâm nhập hai thị trường nửa tỷ dân

© Bản quyền thuộc về VnEconomy, báo điện tử thuộc nhóm Thời báo Kinh tế Việt Nam

Giấy phép Báo điện tử số 123/GP-BTTTT, cấp ngày 7/4/2014

Mọi tin bài đăng lại từ website này phải có sự chấp thuận bằng văn bản của VnEconomy.

Các trang ngoài sẽ được mở ra ở cửa sổ mới. VnEconomy không chịu trách nhiệm nội dung các trang ngoài.

Tổng biên tập: Giáo sư Đào Nguyên Cát

Trụ sở Tòa soạn: 96 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: (84-4) 3755 2060 - 3755 2059 / Fax: (84-4) 3755 2046

Đọc tiếp »

“Tài khoản giả mạo không có chỗ dung thân trên Facebook”

© Bản quyền thuộc về VnEconomy, báo điện tử thuộc nhóm Thời báo Kinh tế Việt Nam

Giấy phép Báo điện tử số 123/GP-BTTTT, cấp ngày 7/4/2014

Mọi tin bài đăng lại từ website này phải có sự chấp thuận bằng văn bản của VnEconomy.

Các trang ngoài sẽ được mở ra ở cửa sổ mới. VnEconomy không chịu trách nhiệm nội dung các trang ngoài.

Tổng biên tập: Giáo sư Đào Nguyên Cát

Trụ sở Tòa soạn: 96 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: (84-4) 3755 2060 - 3755 2059 / Fax: (84-4) 3755 2046

Đọc tiếp »

Thứ Ba, 25 tháng 4, 2017

“Việt Nam có thể đi đầu cách mạng công nghiệp 4.0”

Cuộc cách mạng nào cũng chỉ có giá trị khi chúng ta làm những cái người khác chưa làm, vì thế chúng ta hoàn toàn có thể đón nhận và đi đầu được trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hay còn gọi là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Quan điểm trên được ông Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) đưa ra tại diễn đàn “Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 - Được và mất”, do Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức chiều 7/4.

Vị lãnh đạo Viettel cho rằng, Việt Nam đang có cơ hội rất lớn trong cuộc cách mạng này, bởi “đây là cuộc cách mạng mà gọi nôm na là cái B sẽ thay thế cái A, nên tất cả những ông nào đang có A thì nguy cơ lớn hơn rất nhiều những ông không có A. Việt Nam mình đi sau, ba cuộc cách mạng trước chúng ta xây dựng nền tảng chưa đáng bao nhiêu. Trong khi các nước phát triển thì bỏ hàng triệu tỷ USD vào đó rồi (đã có cái A) nên có dám bỏ nó đi không, chắc chắn rất khó”.

“Mình chưa có cái A mình làm ngay cái B, thì rất thuận lợi. Đấy chính là cơ hội cho Việt Nam. Nhiều khi cơ hội đến là vì chúng ta quá nghèo, cơ hội đến là vì chúng ta không biết gì”, ông nói.

Đặt câu hỏi thế nào là doanh nghiệp 4.0, ông Hùng ví von, mình cứ làm những gì ngược lại những thứ ai đó đang làm, thì đó là 4.0.

“Ví dụ như chúng ta đi mua cái máy điều hòa, nhưng bản chất có muốn mua máy điều hòa đâu, mà mình mua không khí lạnh. Nếu như bây giờ có ai cung cấp không khí lạnh cho gia đình tôi thì tôi mua ngay. Mua điều hòa 12 tháng thì mình dùng có ba tháng thôi, 9 tháng không dùng máy điều hòa đó mà vẫn phải trả tiền, vì nó tiếp tục hỏng, tiếp tục phải bảo trì… thì tự nhiên thành một “ông Uber” mới ngay”, ông nói.

“Hay ai cũng nói Internet là thành tựu vĩ đại của nhân loại và tất cả chúng ta đều nghĩ là như vậy. Nhưng ta lại không nghĩ rằng bây giờ Internet không dùng được, vì sao vậy? Vì chúng ta hỏi một câu hỏi thì có tới 10 nghìn câu trả lời và rất khác nhau, không được kiểm chứng, và vì thế không dùng được. Cộng với Google là công cụ chính để đưa các câu trả lời trên màn hình và là ông quảng cáo nên ai trả tiền nhiều thì được đẩy lên trên”.

Người đứng đầu Viettel nói: “Nếu chúng ta nghĩ cuộc cách mạng lần thứ tư là cuộc cách mạng về công nghệ thì rất khó cho người Việt Nam. Nhưng, nếu chúng ta nhìn cuộc cách mạng này bằng sự phát hiện vấn đề và nhu cầu, thì người Việt Nam mình vô cùng may mắn, vô cùng có sức mạnh, vì chúng ta là nước thu nhập trung bình thấp, có rất nhiều vấn đề, có rất nhiều khát vọng và đó là lợi thế của Việt Nam”.

Theo ông, nếu nhìn cuộc cách mạng này là cuộc cách mạng của các doanh nghiệp lớn, của những người có nhiều tiền, của những người có nhiều công nghệ thì chúng ta không có cơ hội. Nhưng nếu nghĩ đây là cuộc cách mạng là của toàn dân, liên quan đến mọi người dân và mọi người dân đều tham gia được.

“Vì người Việt Nam rất giỏi phát động một cuộc cách mạng toàn dân. Nếu mình làm cuộc cách mạng 4.0 là một cuộc cách mạng toàn dân thì là lợi thế Việt Nam”, ông Hùng khẳng định.

“Thứ nữa, nếu mình nhìn cuộc cách mạng 4.0 là của các doanh nghiệp siêu nhỏ chứ không phải các doanh nghiệp siêu lớn thì Việt Nam cực kỳ lợi thế. Vì chúng ta, doanh nghiệp lớn gần như là không có, đa số là doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, thì đó là lợi thế của Việt Nam”.

“Chúng ta luôn nghĩ rằng Việt Nam rất khó đi trước, nhưng theo tôi, nếu lần này chúng tôi không đi đầu, không đi trước thì chúng ta không đón nhận được đó. Chúng ta chỉ đón nhận được nếu chúng ta đi đầu”.

Ông Hùng dẫn ví dụ về kết nối, như mạng viễn thông, là nền tảng quan trọng nhất của kết nối. “Việt Nam mất gần 20 năm để có mạng viễn thông 2G. Khi chúng ta xây dựng mạng 3G cũng mất gần 10 năm. Nhưng cho đến khi có 4G, Viettel lại làm được việc mà cả thế giới “kinh ngạc” là đã làm mạng viễn thông 4G với công nghệ mới nhất, phủ sóng đến vùng sâu vùng xa trong vòng 6 tháng”.

“Cuộc cách mạng nào cũng chỉ có giá trị khi chúng ta làm những cái người khác chưa làm. Còn cả thế giới làm 4.0 thì chúng ta có làm 4.0 thì bản chất cũng không có giá trị. Là vì lợi thế cạnh tranh mới tạo ra sự khác biệt. Còn nếu tất cả đều 4.0 hết thì 4.0 trở về không có giá trị”, Tổng giám đốc Viettel nói.

Đọc tiếp »

Cách mạng công nghiệp 4.0: Cơ hội chưa từng thấy, nhưng...

Cụm từ “cách mạng công nghiệp 4.0” được nhắc tới khá nhiều và trở thành một cụm từ khá phổ biến trong thời gian gần đây tại Việt Nam.

Vậy thế nào là cách mạng công nghiệp 4.0? Nội dung và xu thế phát triển của cuộc cách mạng này là gì?

Thay đổi về bản chất

Tại diễn đàn "Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 - Được và mất" do Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức chiều 7/4, các doanh nhân, chuyên gia kinh tế đã có những đánh giá đáng chú ý về bản chất cuộc cách mạng nói trên và ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế Việt Nam.

Ông Đặng Việt Dũng, Giám đốc Điều hành Uber Việt Nam nói, bản chất cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là sự hội tụ của nền kinh tế vật lý, kinh tế số, sinh học, dựa trên nền tảng trí tuệ thông minh nhân tạo. Trong tương lai, cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ thay đổi bản chất nhiều công việc và cơ cấu nhiều ngành công nghiệp.

Đăng đàn về khái niệm này, ông Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc Ngân hàng Tiên Phong (TPBank) dự báo, với cách mạng công nghiệp 4.0, các ứng dụng công nghệ hiện đại sẽ tiếp lục len lỏi vào từng gia đình. Các thiết bị nhỏ nhất trong mỗi nhà cũng dần dần được kết nối Internet, thực hiện nhiều việc giúp đời sống mỗi người thuận tiện hơn.

"Tất nhiên, các doanh nghiệp phải ứng dụng cách mạng công nghiệp này vào kinh doanh để giúp giảm giá thành, làm cho tổng thể xã hội tốt lên", ông nói.

Trong khi đó, TS. Lê Đăng Doanh nêu khái niệm, đây là cuộc cách mạng công nghiệp chắp cánh cho 3 cuộc cách mạng công nghiệp trước đó, giúp năng suất tăng lên đáng kể nhờ khoa học kỹ thuật nhưng chu kỳ sản phẩm lại ngắn đi nhiều so với hiện nay.

Ông Doanh mường tượng, trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, con người sẽ có những chiếc áo, kính kết nối Internet. Những người tiếp đón bệnh nhân ở bệnh viên, hay đón người ở toà án không còn là người thật mà là robot…

"Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tạo cơ hội chưa từng thấy cho kinh tế Việt Nam, nhưng cũng đòi hỏi Chính phủ phải thay đổi nhiều chính sách để thành công”, ông nói.

Ai chịu ảnh hưởng nhiều nhất?

Theo TS. Lê Đăng Doanh, đối tượng đầu tiên chịu ảnh hưởng từ cuộc cách mạng không ai khác chính là trí thức, như bác sỹ, luật sư, kiểm toán viên... hay những người làm trong ngành tài chính.

Ông Doanh ví dụ, nhiều luật sư mới ra trường có thể thất nghiệp khi các công tìm kiếm dựa trên trí thông minh nhân tạo hoàn toàn có khả năng trả lời nhanh các câu hỏi liên quan đến pháp luật.

Tuy nhiên, ông cũng cho rằng trí tuệ nhân tạo không thể thay thế được việc đưa ra quyết định về chiến lược của công ty, hay về hoà giải khi có tranh chấp... Có nghĩa là con người vẫn còn chỗ đứng trong nhiều lĩnh vực cụ thể.

Bà Nguyễn Thanh Huyền, Tổng giám đốc Tổng công ty May 10 nhận xét, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ mang lại nhiều cơ hội cho các nước đang phát triển như Việt Nam.

Tuy nhiên, đối với riêng ngành dệt may, bà Huyền dự báo, đa số lao động ngành dệt may, da giày Việt Nam trong tương lai sẽ thất nghiệp do khả năng cạnh tranh của máy móc.

Việt Nam có thể bắt kịp cách mạng công nghiệp 4.0?

Lạc quan với câu hỏi này, ông Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc TPBank khẳng định: “Việt Nam hoàn toàn có thể”.

Ông phân tích, hiện tại, TPBank đã triển khai các điểm giao dịch ngân hàng tự động từ tháng 2/2017. Theo đó, người sử dụng dịch vụ có thể thực hiện hầu hết các giao dịch ngân hàng cơ bản như nộp tiền mặt, đăng ký tài khoản thanh toán, các khoản vay, mở thẻ ghi nợ, gửi tiền có kỳ hạn...

Dự kiến, từ nay đến cuối năm 2017, ngân hàng này sẽ có 50 điểm giao dịch tự động trên toàn quốc.

Còn người đứng đầu Uber Việt Nam, ông Đặng Việt Dũng, lại cho rằng trong ngắn hạn thì Việt Nam chưa thể bắt kịp, còn trung hạn vẫn là một dấu hỏi lớn. Bởi theo ông, về bản chất, muốn đón nhận thế nào còn phải phụ thuộc nhiều vào yếu tố chính sách.

Đồng quan điểm, ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam cho rằng cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ là thách thức lớn đối với Việt Nam. “Muốn bắt kịp phải có sự đột biến, mà đột biến thì phải có điều kiện. Chỉ có Nhà nước mới tạo được đột biến”, ông Liên khẳng định.

Đọc tiếp »

“Cơn bão 4.0”: Đây sẽ là cuộc cách mạng lớn nhất

Nói về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 được dự báo sẽ diễn ra nhanh như vũ bão, ông Trương Gia Bình - Chủ tịch Tập đoàn FPT, cho rằng, từ nay trở đi, chúng ta có một đối tác mới rất thông minh, rất hiểu biết. Hãy hợp tác với đối tác mới này. Đó là Robotics. Hãy hợp tác với robot.

Những doanh nghiệp đang sử dụng nguồn lao động giá rẻ cần phải chuẩn bị sẵn sàng cho việc sẽ mất đi lợi thế. Với những doanh nghiệp tiến bộ, nên nhanh chóng áp dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để tạo ra năng lực cạnh tranh và tăng trưởng thật nhanh.

“Đây sẽ là cuộc cách mạng lớn nhất”

Thế giới đang tiến vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Cụm từ này được nhắc nhiều và khá “hot” ở Việt Nam trong thời gian gần đây. Ông nhìn nhận thế nào về diện mạo, sự khác biệt lớn nhất của cuộc cách mạng công nghiệp lần này so với 3 cuộc cách mạng công nghiệp trước?

Tất cả các cuộc cách mạng đều được dẫn dắt bởi khoa học công nghệ. Các cuộc cách mạng trước đều là hệ quả của sự tiến bộ khoa học công nghệ. Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên là máy có sức khỏe hơn cơ bắp con người và ngựa, voi.

Tiếp theo cuộc cách mạng công nghiệp lần 2, chúng ta có ánh sáng từ điện, có động cơ và tốc độ phát triển đã tăng lên một bậc mới. Đến cuộc cách mạng công nghiệp lần 3, chúng ta có máy tính tính toán nhanh, với nhiều ứng dụng công nghệ.

Còn ở lần thứ 4 này, biểu tượng sẽ là robot có thể có trí tuệ toàn cầu, lấy kiến thức của tất cả các con robot để ứng xử với con người, vượt xa năng lực con người. Con robot này sẽ chế ra các con robot khác.

Tôi cho rằng, đây sẽ là cuộc cách mạng lớn nhất so với các cuộc cách mạng khác. Với cuộc cách mạng này, không chỉ máy móc mà tất cả các sự vật thế giới xung quanh chúng ta đều trở nên có nhân tính, đều có tính toán, tối ưu.

Thế giới xung quanh ta không chỉ trở thành thế giới sống mà biến thành thế giới có nhân tính. Khi đó, các ôtô có thể sẽ tự tránh nhau, hàng hóa sẽ tự động giao tại nhà...

Đây chính là sự khác biệt lớn nhất mà cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ xảy ra. Theo tôi, rất khó để ước lượng quy mô, tầm cỡ của cuộc cách mạng này sẽ biến đổi đến mức độ nào.

Vậy cuộc cách mạng này sẽ mang lại cơ hội, thách thức gì cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và FPT nói riêng?

Hiện nay, đang tồn tại hai luồng tranh luận lớn về vấn đề này. Nhóm cực đoan thì cho rằng, đã đến ngày tận thế vì trong tương lai gần, không tìm thấy bất kỳ việc gì mà máy làm thua con người. Nhóm còn lại thì tin tưởng, mọi sự tiến bộ của khoa học công nghệ sẽ làm cho thế giới tốt đẹp hơn.

Theo đó, sẽ có những nhóm đi theo, đón nhận nhanh chóng làn sóng công nghệ mới để tạo ra năng lực cạnh tranh vượt trội so với tất cả các doanh nghiệp khác. Ở nhóm cực đoan sẽ đặt ra vấn đề xem xét nhập khẩu bao nhiêu con robot, đánh thuế robot, cấp visa cho robot... để kìm hãm sự phát triển này lại.

Cho dù thế nào chăng nữa thì có một điểm chung mà tại Diễn đàn Kinh tế thế giới đã đề cập, đó là các doanh nghiệp đã đến giai đoạn không còn biên giới với những xu hướng dịch chuyển rõ nét.

Theo quan điểm của nhóm tích cực ủng hộ cho khoa học công nghệ, nếu các doanh nghiệp không thay đổi sẽ chết, vấn đề là sớm hay muộn. Khi doanh nghiệp sử dụng công nghệ thông tin sẽ tạo được năng lực cạnh tranh hơn so với các doanh nghiệp khác.

Tuy nhiên, trong tương lai thì chỉ tin học thôi không đủ mà phải là doanh nghiệp thời gian thực, doanh nghiệp số. Những loại hình doanh nghiệp này sẽ có đẳng cấp và sức cạnh tranh vượt trội. Mọi biến đổi từ ý kiến khách hàng tới nhu cầu của cá nhân đều được cung cấp bởi máy móc tính toán chứ không phải con người.

Việt Nam lần đầu tiên đang đứng trước một cuộc cách mạng, nếu chúng ta không làm gì thì có nghĩa là người Việt Nam già mà vẫn còn nghèo. Vào cuộc cách mạng này dù thách thức nhưng sẽ tạo sự phồn vinh, phát triển cùng với các nước tiên tiến trên thế giới.

Năng lực cạnh tranh và năng suất vượt trội

Thưa ông, cuộc cách mạng công nghiệp này sẽ tác động nhất tới những ngành nghề, lĩnh vực kinh tế nào của Việt Nam? Chúng ta cần chuẩn bị gì để đón cơ hội, vượt qua thách thức và bắt kịp “chuyến tàu siêu tốc” này? Ông đánh giá thế nào về chuyển động của các doanh nghiệp?

Báo cáo của Diễn đàn Kinh tế thế giới cũng đã đặt ra về vấn đề này theo các giai đoạn khác nhau. Tuy nhiên, giai đoạn đầu tiên sẽ là thách thức với công nhân “cổ cồn”, bác sĩ, luật sư. Giai đoạn tiếp theo sẽ là lao động giá rẻ, có thể sẽ chậm hơn. Với sự chuyển động của cuộc cách mạng này, trong khoảng 15 năm sẽ có một diện mạo thế giới mới, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sự thay đổi.

Tôi nghĩ, việc tìm hiểu những điều gì đang xảy ra không chỉ ở xung quanh mình mà ở khắp mọi nơi là rất cần thiết hiện nay, bởi tốc độ của cuộc cách mạng này là rất nhanh và kinh ngạc. Điều đầu tiên mà các doanh nghiệp cần phải quan tâm đó là liên tục trao đổi chia sẻ, trao đổi, tìm hiểu thông tin.

Ngay ở FPT, chúng tôi thường xuyên trao đổi, giao tiếp với các tập đoàn công nghệ ở khắp mọi nơi; đồng thời họp trao đổi hàng ngày để nhìn nhận những biến đổi của ngành. Bản thân chúng tôi phải tự số hóa mình theo nhịp tiến của công nghệ và các doanh nghiệp khác cũng phải chuẩn bị cho điều này.

Đối với những doanh nghiệp đang sử dụng nguồn lao động giá rẻ cần phải chuẩn bị sẵn sàng cho việc sẽ mất đi lợi thế. Đối với những doanh nghiệp tiến bộ, nên nhanh chóng áp dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để tạo ra một năng lực cạnh tranh và năng suất vượt trội, tăng cường chất lượng để mở rộng thị phần, thị trường, tăng trưởng thật nhanh.

Theo tôi, điều quan trọng với các doanh nghiệp là từng bước thay đổi. Không nên vội vã làm điều gì bất thường nhưng cũng không nên quá chủ quan làm ngơ mà phải liên tục lắng nghe, theo dõi và có những thử nghiệm.

Cuộc cách mạng công nghiệp này sẽ dành cho tất cả mọi người, cả các nhóm nhỏ và thị trường sẽ đi vào thị trường cá nhân. Do đó, cơ hội cho mỗi người, mỗi doanh nghiệp sẽ rất lớn. Các doanh nghiệp lớn cần một chính sách thông minh để từng bước chuyển đổi sang doanh nghiệp thời gian thực.

Theo ông, vấn đề chính sách, nền tảng hạ tầng, nhân lực Việt Nam đã sẵn sàng cho cuộc cách mạng này chưa?

Việt Nam đã xác định trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và nước mạnh bằng công nghệ thông tin; đồng thời công nghệ thông tin trở thành một phương thức phát triển mới. Những luận điểm này đã được chuẩn bị từ trước và rất phù hợp với giai đoạn này.

Về nguồn nhân lực, riêng lĩnh vực phân tích dữ liệu lớn trên toàn thế giới thiếu khoảng 6 triệu người, lĩnh vực an toàn an ninh mạng thiếu khoảng 4,5 triệu người; điện toán đám mây khoảng 5 triệu người.

Đây là con số khổng lồ mà không quốc gia nào có thể đáp ứng nổi. Đây cũng sẽ là cơ hội cho các nước như Việt Nam có đông nhân lực trẻ, ham học hỏi. Tôi hy vọng những chương trình đào tạo số hàng đầu trên thế giới sẽ đến Việt Nam trong năm 2017 để chuẩn bị sẵn sàng về nguồn nhân lực.

Việt Nam đang có mấy điểm lợi thế.

Thứ nhất, khi cuộc cách mạng mới bắt đầu lúc này, không phải Chính phủ nào cũng nói về cuộc cách mạng này nhiều như ở Việt Nam.

Thứ hai, từ khi ngành công nghệ thông tin đặt mục tiêu vươn ra thế giới thì tiềm lực ngành cũng vượt trội so với năng lực kinh tế Việt Nam.

Thứ ba, cuộc cách mạng này không phải cuộc cách mạng của các đại gia mà là cuộc cách mạng của mọi người. Trong đó có thể có những nhóm rất bé, chỉ có vài người nhưng những nhóm nhỏ đó sẽ thay đổi tương lai, diện mạo của các ngành kinh tế.

Hiện nay, có một số nước đã sẵn sàng về mặt pháp lý cho cuộc cách mạng này. Tuy nhiên, với một số nước sẽ là thách thức rất lớn để chấp nhận, ví dụ như việc cho phép xe không người lái chạy trên đường phố.

Đối với những chính sách quan trọng cho số hóa, hiện chúng ta không biết sẽ phải ra luật gì mới. Các luật từ trước tới nay chủ yếu áp dụng cho thế giới vật lý, chưa có nhiều quy định áp dụng cho thế giới số, một thế giới mới được phát sinh. Tôi cho rằng, trong lĩnh vực này, Việt Nam cần theo sát thế giới.

Hướng đi của FPT

Hướng đi của FPT trong cuộc cách mạng mới thế nào, thưa ông? Là doanh nghiệp công nghệ lớn, FPT sẽ thể hiện vai trò gì trong cuộc cách mạng này ở Việt Nam?

Sau 10 năm thành công xuất khẩu phần mềm và ra nước ngoài, có văn phòng ở nhiều nước trên thế giới, thời điểm năm 2010, FPT rơi vào thế kẹt, vướng trần. Để tháo gỡ, FPT đã tập trung đầu tư công nghệ được xác định là xu hướng sẽ nóng trong tương lai như điện toán đám mây, Mobility, Analytics, Big data...

Nhờ vậy mà FPT đến được với các tập đoàn lớn. Đến nay, FPT đã trở thành đối tác hàng đầu của những tập đoàn lớn, những hãng tạo ra công nghệ nền như Amazon, IBM, Microsoft... tham gia cùng phát triển. Kinh nghiệm thành công ở nơi này sẽ được sử dụng ở nơi khác, tạo nên sự tăng trưởng rất nhanh, có những lĩnh vực tăng trưởng 300%/năm.

Điều quan trọng với chúng tôi đó là thay đổi và vào cuộc sớm, càng sớm càng tạo ra sức mạnh. Với khẩu hiệu “Cùng tiên phong trong cuộc cách mạng số ở Việt Nam và trên thế giới”, FPT hoàn toàn chủ động đi vào cuộc cách mạng này. Hiện nay, tỷ trọng doanh thu chuyển đổi số của FPT khoảng 28%, là tỷ lệ mà Ấn Độ sẽ đạt sau 4 năm nữa.

Theo ông, tương lai cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ dẫn dắt chúng ta đi về đâu?

Hiện nay, khó ai có thể nói trước được bởi sự biến đổi này quá lớn, không có tiền lệ để dự báo. Thử tưởng tượng những kỹ năng của bác sĩ hiện nay, sau này sẽ được sử dụng bởi robot kết nối toàn cầu.

Tuy nhiên, có một cơ hội chắc chắn rằng, nếu chúng ta làm những thứ mà tương lai cần thì có thể sẽ không hết việc. Hiện nhiều nước đầu tư vào lĩnh vực bác sĩ, luật sư, tư vấn... chủ yếu xử lý thông tin thì tương lai sẽ là do máy làm.

Nhiều nước không học máy tính, khoa học, toán... thì ở Việt Nam lại coi trọng và thế hệ trẻ yêu thích ngành này. Đây là sức mạnh của thế giới mới. Những lĩnh vực lập trình, thiết kế mỹ thuật, kỹ năng mềm... sẽ là chuẩn mực mà thị trường tương lai cần.

Đọc tiếp »