Thứ Năm, 27 tháng 10, 2016

Hai nhà mạng đã có “giấy thông hành” triển khai 4G

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng và giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông 4G cho các nhà mạng, gồm Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT).

Với quyết định trên, Viettel và VNPT (VinaPhone) đã có thể chính thức triển khai và cung cấp dịch vụ 4G trên băng tần 1800 MHz ra thị trường một cách rộng rãi. Khả năng trong thời gian gắn tới, MobiFone cũng sẽ được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép thiết lập mạng và giấy phép cung cấp dịch vụ 4G tương tự như Viettel và VNPT.

Trung tuần tháng 9/2016, ông Phan Tâm, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho VnEconomy biết, việc cấp phép 4G sẽ không có chuyện chờ đợi các doanh nghiệp nộp hồ sơ đầy đủ rồi cấp phép đồng loạt mà trên cơ sở doanh nghiệp nào gửi hồ sơ đầy đủ trước thì Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ thẩm định, xem xét cấp trước.

Được biết, VNPT và Viettel là hai doanh nghiệp đầu tiên nộp hồ sơ xin cấp phép 4G lên Bộ Thông tin và Truyền thông. Theo đó, qua quá trình kiểm tra, thẩm định chặt chẽ của Bộ về hạ tầng, công nghệ, phương án, mô hình kinh doanh, nên Bộ đã tiến hành cấp phép.

Trước đó, các nhà mạng Viettel, VNPT VinaPhone và MobiFone đều đã công bố triển khai thử nghiệm 4G thành công.

Mạng công bố sớm nhất là Viettel (tháng 12/2015). Viettel khai trương thử nghiệm dịch vụ mạng 4G tại Vũng Tàu, với tốc độ tải dữ liệu thực tế đạt mức trung bình từ 40-80 Mb/s, có những vị trí đạt tới 230 Mbs.

Kế tiếp là mạng VinaPhone (tháng 1/2016). Mạng này thử nghiệm 4G tại Phú Quốc và Tp.HCM, cho tốc độ download thực tế trên laptop là 336 Mbps, upload là 39 Mbps. Tốc độ download là 150 Mbps, upload là hơn 40 Mbps, gấp 10 lần so với tốc độ của 3G.

Mạng công bố thử nghiệm muộn nhất là MobiFone (tháng 7/2016). MobiFone thử nghiệm tại ba thành phố lớn là Hà Nội, Đà Nẵng và Tp.HCM, theo đó mạng 4G của nhà mạng này đạt tốc độ download/upload tối đa 225 Mbps/75 Mbps.

Kết quả thử nghiệm trên đã vượt qua cột mốc tốc độ đề ra (200 Mbps) cho giai đoạn ban đầu.

Đọc tiếp »

Người Việt vẫn chưa trả 4.633 Note 7 dù Samsung hoàn tiền

Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) vừa tiếp tục ra thông báo kêu gọi người tiêu dùng còn đang sử dụng sản phẩm Samsung Galaxy Note 7 trả lại sản phẩm cho Samsung.

Chương trình thu hồi và hoàn tiền sản phẩm Note 7 được Samsung Việt Nam thực hiện từ ngày 18/10. Trước đó, chương trình đổi mới Note 7 đã được thực hiện từ đầu tháng 10.

Cục Quản lý cạnh tranh cho biết, các thông báo thu hồi liên tiếp đã thể hiện trách nhiệm của Samsung về sự cố. Tuy nhiên, tính đến nay mới chỉ có 8.000 chiếc Note 7 được thu hồi trong tổng số 12.633 chiếc bán ra tại Việt Nam.

Như vậy, là có khoảng 4.633 chiếc Note 7 vẫn được người dùng Việt Nam sử dụng.

Điều này, Cục Quản lý cạnh tranh, sẽ gây nguy hiểm đến bản thân người dùng điện thoại và người xung quanh, bởi dòng điện thoại Note 7 được cảnh báo có lỗi pin gây ra quá nhiệt và có thể phát nổ. Đây cũng là lý do Samsung quyết định ngừng sản xuất, thu hồi sản phẩm này trên phạm vi toàn thế giới.

Trước đó, Samsung dự chi gần 240 tỷ đồng bồi hoàn tiền 100% cho số Note 7 đã bán tại Việt Nam. Chương trình bồi hoàn tiền sẽ được thực hiện trong vòng một tháng, từ 18/10 - 18/11/2016. Người tiêu dùng sẽ được hoàn tiền 100%, mỗi sản phẩm tương ứng là 18,99 triệu đồng.

Đồng thời, Samsung còn tặng khách hàng thẻ mua hàng trị giá 1,5 triệu đồng và cung cấp một sản phẩm smartphone Samsung để sử dụng trong thời gian chờ hoàn tiền.

Samsung chính thức giới thiệu Note 7 trên thị trường quốc tế từ ngày 2/8 vừa qua và bắt đầu bán tại thị trường Việt Nam vào ngày 19/8. Tuy nhiên, một tháng sau, hãng đã công bố nhiều chi tiết về các vụ cháy, nổ pin trên Note 7.

Ngay sau đó, Samsung Việt Nam cũng phát đi thông cáo về việc tạm dừng bán mẫu smartphone này tại Việt Nam để điều tra nguyên nhân lỗi pin, đồng thời cam kết sẽ đổi máy mới cho những người đã mua.

Đại diện Samsung Việt Nam khẳng định hai nhà máy Samsung Điện tử Bắc Ninh (SEV) và Samsung Điện tử Thái Nguyên (SEVT) tại Việt Nam không chỉ sản xuất mỗi Note 7, mà còn sản xuất nhiều sản phẩm điện thoại khác như S7, S7 Edge, Galaxy A, Galaxy J... và các loại máy tính bảng.

Do vậy, theo đại diện Samsung Việt Nam, sự cố Note 7 sẽ không tác động nhiều đến kim ngạch xuất khẩu của Samsung tại Việt Nam trong năm nay.

Đọc tiếp »

Mạng lớn thứ ba nhận giấy phép triển khai 4G

© Bản quyền thuộc về VnEconomy, báo điện tử thuộc nhóm Thời báo Kinh tế Việt Nam

Giấy phép Báo điện tử số 123/GP-BTTTT, cấp ngày 7/4/2014

Mọi tin bài đăng lại từ website này phải có sự chấp thuận bằng văn bản của VnEconomy.

Các trang ngoài sẽ được mở ra ở cửa sổ mới. VnEconomy không chịu trách nhiệm nội dung các trang ngoài.

Tổng biên tập: Giáo sư Đào Nguyên Cát

Trụ sở Tòa soạn: 96 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: (84-4) 3755 2060 - 3755 2059 / Fax: (84-4) 3755 2046

Đọc tiếp »

Vietnam Airlines “cấm bay” hoàn toàn Note 7

© Bản quyền thuộc về VnEconomy, báo điện tử thuộc nhóm Thời báo Kinh tế Việt Nam

Giấy phép Báo điện tử số 123/GP-BTTTT, cấp ngày 7/4/2014

Mọi tin bài đăng lại từ website này phải có sự chấp thuận bằng văn bản của VnEconomy.

Các trang ngoài sẽ được mở ra ở cửa sổ mới. VnEconomy không chịu trách nhiệm nội dung các trang ngoài.

Tổng biên tập: Giáo sư Đào Nguyên Cát

Trụ sở Tòa soạn: 96 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: (84-4) 3755 2060 - 3755 2059 / Fax: (84-4) 3755 2046

Đọc tiếp »

Sân chơi 4G bất ngờ có tên Gtel

Sau ba mạng lớn Viettel, VinaPhone - VNPT, MobiFone, Công ty Cổ phần Dịch vụ viễn thông Toàn cầu (Gtel Mobile), đơn vị sở hữu mạng di động Gmobile, cũng vừa được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng và giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông 4G.

Đây được xem là điều bất ngờ lớn nhất trong cuộc chơi 4G tại Việt Nam. Bởi trước đó, Gmobile không hề có một động thái gì cho kế hoạch tham gia 4G, cũng như không có hoạt động thử nghiệm 4G hay xin cấp phép thử nghiệm mạng 4G lên Bộ Thông tin và Truyền thông như ba mạng di động lớn trên.

Cũng như MobiFone, Viettel và VinaPhone-VNPT, Gmobile được phép triển khai công nghệ 4G trên băng tần 1800 MHz - băng tần vốn được xem là hạn chế trong phát triển 2G của nhà mạng này trong suốt thời gian qua.

Như vậy, trong 5 mạng đang hoạt động hiện nay thì duy nhất nhà mạng Vietnamobile chưa có giấy phép triển khai 4G.

Chưa rõ lộ trình triển khai 4G của Gmobile sẽ như thế nào khi mà mạng di động này từ nhiều năm nay vẫn đang phải chật vật và nỗ lực để phát triển.

Sau khi được cấp phép, một lãnh đạo Gmobile cho VnEconomy biết, giấy phép 4G sẽ là cơ hội mới cho Gtel Mobile thay đổi công nghệ mới, để chuyển thẳng từ công nghệ 2G lên 4G, tạo đà để bứt phá trên thị trường viễn thông, khi mà ba nhà mạng lớn đều đã được cấp phép trong tháng 10 này.

Vị lãnh đạo này cũng cho biết, lý do Gtel Mobile tham gia xin giấy phép 4G vì hiện nhà mạng sở hữu 15MHz băng tần 1800 MHz là băng tần được nhà nước quy hoạch cho công nghệ 4G.

Trước đó, đại diện một nhà mạng lớn cũng cho biết, dự kiến khoảng sau một tháng rưỡi đến hai tháng sau khi được cấp phép nhà mạng sẽ đưa dịch vụ ra thị trường.

Tuy nhiên, theo vị này, mốc thời gian trên còn phụ thuộc vào các mạng đối thủ, vì nếu nhà mạng đối thủ ra sớm hơn thì mạng còn lại cũng sẽ phải đẩy nhanh tiến độ cung cấp dịch vụ hơn.

Đọc tiếp »

iPhone 7 chiếm một nửa lượng iPhone bán ra thị trường

© Bản quyền thuộc về VnEconomy, báo điện tử thuộc nhóm Thời báo Kinh tế Việt Nam

Giấy phép Báo điện tử số 123/GP-BTTTT, cấp ngày 7/4/2014

Mọi tin bài đăng lại từ website này phải có sự chấp thuận bằng văn bản của VnEconomy.

Các trang ngoài sẽ được mở ra ở cửa sổ mới. VnEconomy không chịu trách nhiệm nội dung các trang ngoài.

Tổng biên tập: Giáo sư Đào Nguyên Cát

Trụ sở Tòa soạn: 96 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: (84-4) 3755 2060 - 3755 2059 / Fax: (84-4) 3755 2046

Đọc tiếp »

Kiểm tra, chấn chỉnh trang thông tin điện tử tổng hợp

Cục Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) vừa có văn bản gửi các sở thông tin và truyền thông, các tổ chức và doanh nghiệp, trong đó đề nghị tăng cường rà soát, kiểm tra, chấn chỉnh các trang thông tin điện tử tổng hợp, tăng cường giám sát đối với thông tin tổng hợp từ các nguồn tin.

Cục cho biết, bên cạnh các hoạt động tích cực, thời gian qua vẫn còn tồn tại một số trang thông tin điện tử tổng hợp có các hành vi vi phạm pháp luật, như: hoạt động chưa đúng quy định tại giấy phép đã được cấp, chưa phù hợp với quy định về trang thông tin điện tử tổng hợp, cá biệt có một số trang đã tổng hợp, cung cấp thông tin vi phạm điều cấm gây tác động xấu đến xã hội, ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.

Vì thế, Cục Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử đề nghị các tổ chức, doanh nghiệp thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp cần có cơ chế quản lý chặt chẽ nguồn tin, bảo đảm chỉ lựa chọn thông tin từ các nguồn tin có nội dung phù hợp với lợi ích quốc gia, lợi ích của xã hội, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; tăng cường giám sát đối với thông tin tổng hợp từ các nguồn tin hay để xảy ra sai phạm.

Rà soát, hoàn thiện quy trình quản lý thông tin công cộng trong đó tăng cường sử dụng các biện pháp kỹ thuật công nghệ và bố trí đội ngũ nhân sự quản lý thông tin có trình độ, năng lực, kinh nghiệm phù hợp với quy mô hoạt động, phạm vi thông tin cung cấp.

Bảo đảm có khả năng lựa chọn, kiểm tra nội dung tin bài trước khi đăng tải, tự động phát hiện và loại bỏ ngay thông tin không còn tồn tại ở nguồn tin, những thông tin công cộng có nội dung vi phạm quy định tại khoản 1 điều 5 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP.

Trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí chỉ cung cấp thông tin theo đúng tôn chỉ mục đích của cơ quan báo chí và theo đúng quy định của giấy phép đã được cấp, không được tự ý sản xuất tin bài như các báo điện tử, tạp chí điện tử.

Cục cũng đề nghị các sở thông tin và truyền thông chủ động thiết lập thêm các kênh tiếp nhận thông tin phản ánh về quản lý, cung cấp và sử dụng thông tin điện tử trên, như điện thoại, thư điện tử, tiếp nhận thông qua cổng thông tin điện tử, mạng xã hội.

Tăng cường kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp có trụ sở hoạt động tại địa phương; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, đặc biệt là các hành vi hoạt động không đúng nội dung trong giấy phép đã được cấp, hành vi lợi dụng trang thông tin điện tử tổng hợp để hoạt động như báo điện tử, tạp chí điện tử, hành vi giả mạo trang thông tin điện tử của các cơ quan báo chí, các tổ chức, cá nhân khác để trục lợi, hành vi cung cấp nội dung thông tin không phù hợp…

Đọc tiếp »