Thứ Hai, 8 tháng 5, 2017

Facebook kiếm 4 USD từ mỗi tài khoản trong 3 tháng

Với hàng tỷ người dùng, mạng xã hội lớn nhất hành tinh Facebook dễ dàng đạt doanh thu và lợi nhuận hàng tỷ USD mỗi quý.

Hãng tin CNBC dẫn báo cáo kết quả kinh doanh được Facebook công bố ngày 3/5 cho biết, công ty này đạt doanh thu 8,03 tỷ USD trong quý đầu năm nay, tăng 49% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận đạt 3,1 tỷ USD, tăng 76%.

Ngoài mạng xã hội, Facebook còn sở hữu mạng chia sẻ ảnh Instagram, ứng dụng nhắn tin Messenger và WhatsApp. Nhờ đó, Facebook là công ty quảng cáo banner số lớn nhất thế giới.

Tính trung bình, trong 3 tháng đầu năm 2017, Facebook đạt doanh thu 4,23 USD từ mỗi tài khoản người dùng trên toàn thế giới, đưa tổng doanh thu quảng cáo của công ty tăng 51% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong quý 1/2016, doanh thu của Facebook tính trên mỗi tài khoản người dùng là 3,32 USD. Tuy nhiên, nếu so với quý 4/2016, doanh thu bình quân mỗi tài khoản người dùng của Facebook đã giảm từ mức 4,83 USD.

Mặc dù vậy, sự đi xuống này được xem là dễ hiểu bởi mùa mua sắm cuối năm thường là thời điểm mà các công ty chi mạnh nhất cho quảng cáo.

“Hiện đang có 70 triệu doanh nghiệp sử dụng trang Facebook trên khắp thế giới hàng tháng, và ngày càng nhiều doanh nghiệp trong số họ trở thành khách hàng quảng cáo”, Giám đốc Hoạt động (COO) Sheryl Sandberg của Facebook cho biết. “Gần đây, chúng tôi cũng đã công bố rằng hơn 5 triệu doanh nghiệp đang đăng quảng cáo trên Facebook”.

Doanh thu quảng cáo của Facebook đa dạng theo từng khu vực. Tại Mỹ và Canada, công ty đạt doanh thu quảng cáo bình quân trên mỗi tài khoản người dùng trong quý 1 là 17,07 USD. Đối với châu Âu và châu Á-Thái Bình Dương, con số tương ứng lần lượt là 5,42 USD và 1,98 USD/oz. Doanh thu trung bình tại các khu vực còn lại trên thế giới là 1,27 USD/tài khoản người dùng.

Theo bà Sandberg, ngày càng có nhiều doanh nghiệp nhận thấy lợi ích lớn từ việc quảng cáo trên di động, chuyển từ quảng cáo truyền hình và quảng cáo báo in để tiếp cận với người tiêu dùng thông qua chiếc điện thoại thông minh (smartphone) của họ.

Báo cáo kết quả kinh doanh của Facebook cho hay, trong quý vừa qua, 85% doanh thu quảng cáo của công ty là từ di động, từ mức 82% cùng kỳ năm ngoái.

Không chỉ tăng doanh thu quảng cáo, Facebook còn thu hút thêm được một lượng người dùng không nhỏ. Trong 3 tháng đầu năm, mạng này đã có thêm 80 triệu người dùng hàng tháng, nâng tổng số người dùng lên 1,94 tỷ người, bằng 1/4 dân số thế giới.

Facebook, mạng xã hội ra đời cách đây 13 năm, dự kiến sẽ cán mốc 2 tỷ người dùng trong vài tuần tới.

Đọc tiếp »

“Cuộc chơi IoT” dưới góc nhìn của TS. Timothy Chou

© Bản quyền thuộc về VnEconomy, báo điện tử thuộc nhóm Thời báo Kinh tế Việt Nam

Giấy phép Báo điện tử số 123/GP-BTTTT, cấp ngày 7/4/2014

Mọi tin bài đăng lại từ website này phải có sự chấp thuận bằng văn bản của VnEconomy.

Các trang ngoài sẽ được mở ra ở cửa sổ mới. VnEconomy không chịu trách nhiệm nội dung các trang ngoài.

Tổng biên tập: Giáo sư Đào Nguyên Cát

Trụ sở Tòa soạn: 96 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: (84-4) 3755 2060 - 3755 2059 / Fax: (84-4) 3755 2046

Đọc tiếp »

Vì đâu loạt tượng đài công nghệ Nhật “ngã ngựa”?

Theo CNN, hàng loạt doanh nghiệp được xem là “tượng đài công nghệ” một thời của Nhật hiện đứng ngoài xu hướng công nghệ toàn cầu, phát triển trì trệ, thậm chí bị khai tử do những quyết định đầu tư sai lầm, sự bảo thủ và bê bối tài chính.

Toshiba - Trên bờ vực phá sản

Từng đi tiên phong trong mảng laptop, TV và đồ điện tử gia dụng, Toshiba đang trên bờ vực phá sản và lay lắt tồn tại nhờ hỗ trợ tài chính từ ngân hàng.

"Toshiba là một trong nhiều công ty xác sống của Nhật”, Jesper Koll, CEO của Quỹ đầu tư WisdomTree Investments Nhật Bản, nhận định.

Sau khi để mất thị phần vào tay các công ty Trung Quốc và Hàn Quốc trong các mảng kinh doanh chủ chốt, đế chế này quay sang bám víu các mảng còn lại. Toshiba mạnh tay đầu tư vào ngành năng lượng hạt nhân thông qua thương vụ mua lại công ty Westinghouse Electric của Mỹ.

Tuy nhiên, năm 2015, loạt bê bối kế toán bị phát giác khiến hãng này bận rộn giải quyết, mảng hạt nhân cũng thất bại nặng nề.

Tháng 2/2017, Toshiba cho biết những khó khăn và chi phí khổng lồ tại Westinghouse Electric có thể khiến hãng này tiêu tốn 6,3 tỷ USD. Sau đó, Westinghouse đệ đơn xin phá sản tại Mỹ, còn Toshiba cũng hoài nghi khả năng tồn tại của mình tại Nhật.

Chỉ trong vài tháng, giá cổ phiếu Toshiba sụt hơn một nửa. Hãng này cũng phải bán đi mảng kinh doanh chíp nhớ và một số tài sản khác để cố cầm cự.

Sharp - Bán mình cho Foxconn

Vào những năm 1980, Sharp nổi tiếng với các loại máy tính bỏ túi, đầu băng và máy cassette bỏ túi cao cấp. Tiếp đó, hãng này đầu tư mạnh tay vào TV LCD, màn hình tấm lớn, và cũng thu được những thành công nhất định.

Tuy nhiên, sau đó, khủng hoảng tài chính toàn cầu và đồng Yên mạnh lên khiến nhu cầu sụt giảm mạnh, Sharp rơi vào tình cảnh thảm hại.

Trong nhiều năm, hãng này đứng bên bờ vực phá sản và tiếp tục cầm cự nhờ hai lần cứu trợ của ngân hàng.

Năm 2015, Sharp công bố lỗ nặng và sa thải 5.000 nhân viên trên toàn cầu. Đây là điều khó chấp nhận tại Nhật Bản, nơi một công ty luôn cố gắng để không sa thải nhân viên, Keith Henry, nhà sáng lập của Asia Strategy tại Tokyo cho biết.

Năm 2016, Sharp bán mình cho hãng điện tử Foxconn của Đài Loan.

Olympus - Bê bối kế toán

Olympus khởi đầu là nhà sản xuất kính hiển vi và dần trở thành hãng sản xuất máy ảnh và cung cấp thiết bị y tế hàng đầu Nhật Bản. Tuy nhiên, hành vi gian lận kế toán đã nhấn chìm biểu tượng công nghệ một thời này.

Năm 2011, Michael Woodford trở thành giám đốc điều hành nước ngoài đầu tiên của Olympus và nhanh chóng phát hiện hành vi giả mạo báo cáo tài chính của công ty này.

Theo đó, Olympus đã che giấu những khoản lỗ kéo dài trong nhiều năm, từ những năm 1990. Khi Woodford đặt nghi vấn, ông đột ngột bị sa thải. Nhưng lúc này không gì có thể cứu vãn tình hình.

Woodford tố giác hành vi che dấu khoản lỗ 1,7 tỷ USD trong 13 năm của hãng máy ảnh danh tiếng.

Theo CNN, đây có thể coi là “nỗi đau” của Olympus khi bị chính người nội bộ tố cáo.

Sau này, Woodford cho biết văn hoá kính lão cực đoan của người Nhật (luôn coi trọng những người có thâm niên hoặc địa vị cao hơn) là căn nguyên của vấn đề Olympus gặp phải. Sự tôn trọng đối với cấp trên đã tạo nên môi trường mà ở đó những quyết định quản lý thiếu sáng suốt không bị cản trở trong thời gian dài.

Sau đó, ban lãnh đạo mới đã giúp vực dậy công ty. Cổ phiếu tăng gần 10 lần kể từ mức đáy năm 2011 nhờ doanh số mảng thiết bị y tế tăng trưởng mạnh. Tuy vậy, sức ảnh hưởng của Olympus trên sân chơi điện tử, đặc biệt là máy ảnh, đã không còn như xưa.

Sanyo – Rơi vào tay Panasonic

Sanyo từng là hãng sản xuất hàng điện tử tiêu dùng lớn thứ ba của Nhật, chuyên bán pin điện thoại di động và đồ gia dụng. Từ năm 1978, công ty này đã đặt biển quảng cáo neon khổng lồ tại ngay ở Piccadilly Circus, điểm du lịch hút khách hàng đầu tại London.

Vào những năm 2000, Sanyo đối mặt với cạnh tranh gay gắt từ các công ty điện tử của Trung Quốc và Hàn Quốc.

Đồng Yên mạnh lên cũng khiến hàng xuất khẩu của Nhật trở nên đắt đỏ, khiến hàng loạt nhà sản xuất phải sáp nhập để tồn tại.

Năm 2009, Sanyo bị Panasonic thâu tóm. Tấm biển quảng cáo khổng lồ tại Piccadilly Circus, cũng như bản thân Sanyo, trở thành nạn nhân của cuộc cách mạng công nghệ.

Khi được tư vấn thay tấm biển trên bằng màn hình LED hiện đại, công ty này cho biết “cảm thấy không cần phải thay nó vì chi phí lớn”.

Năm 2011, Sanyo chính thức bị khai tử khi Panasonic tuyên bố ngừng sử dụng thương hiệu Sanyo mà thống nhất mọi sản phẩm của hãng dưới tên gọi Panasonic.

Đọc tiếp »

Thứ Năm, 27 tháng 4, 2017

Viettel Global đặt mục tiêu doanh thu hơn 1,3 tỷ USD trong 2017

Tổng công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global) vừa công bố nhiều thông tin về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2016.

Đây là công ty con của Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), với tỷ lệ sở hữu của Viettel lên tới 98,68%.

Theo công bố, năm 2016, Viettel Global đã cung cấp dịch vụ tới 24 triệu thuê bao, với doanh thu cộng ngang đạt 1,041 tỷ USD (khoảng 23.700 tỷ đồng), giảm 21% so với cùng kỳ và đạt 70% so với kế hoạch đề ra.

Ban lãnh đạo Viettel Global cho biết, doanh thu giảm mạnh so với kế hoạch là do tại một số thị trường châu Phi bị ảnh hưởng của biến động tỷ giá khi quy đổi doanh thu từ đồng nội tệ sang USD như Mozambique biến động 58%, Burundi chênh lệch tỷ giá tăng 28%.

Tuy nhiên, tính theo đồng nội tệ của các nước thì doanh thu tại thị trường châu Phi vẫn tăng, như Tanzania tăng 1.343%, Cameroon tăng 43%, Burundi tăng 42%, Movitel tăng 7%, Natcom tăng 6%.

Ngoài ra, lý do khiến doanh thu Viettel Global sụt giảm còn do một số thị trường gặp thiên tai như bão, lũ lụt.

Việc lợi nhuận không đạt kế hoạch cũng được ban lãnh đạo Viettel Global lý giải là đến từ việc đầu tư mạng 4G theo xu hướng công nghệ hiện tại và đẩy mạnh vào các thị trường quy mô lớn như Tanzania, Cameroon, do đó doanh thu chưa đủ bù chi phí.

Viettel Global cũng cho biết công ty đang gặp vấn đề về nhân sự, thiếu các chuyên gia giỏi, trình độ chuyên môn cao, yếu kém về ngoại ngữ, thiếu kinh nghiệm xử lý các tình huống tại môi trường mà có văn hoá, chính trị, pháp luật hoàn toàn khác so với Việt Nam.

Năm 2017, Viettel Global đặt kế hoạch doanh thu là 1,339 tỷ USD, tăng 29% so với năm 2016, kế hoạch lợi nhuận trước thuế là 5 triệu USD.

Viettel Global cho biết các thị trường công ty đã đầu tư đang phải đối mặt với nhiều đối thủ lớn như Orange, MTN, Movistar, Claro, Digicel, Axiata… Đây là các nhà mạng có thương hiệu và đã khai thác nhiều năm, tiềm lực kinh tế mạnh.

Ngoài ra, xu thế sử dụng các dịch vụ OTT như Viber, WhatsApp, Facebook... đã khiến cho doanh thu các dịch vụ truyền thống như điện thoại, nhắn tin ngày càng giảm.

Viettel Global đánh giá, việc mất giá của đồng nội tệ các nước mà công ty đầu tư so với đồng USD có xu hướng trở lại cùng với những biến động chính trị, thiên tai, kinh tế đang là trở ngại lớn, ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh.

Hơn một thập kỷ trước, vào năm 2006, Viettel quyết định mở rộng kinh doanh ra nước ngoài với mục tiêu tìm kiếm thị trường tiềm năng, khi đó Viettel Global được thành lập với sứ mệnh trở thành tập đoàn viễn thông lớn mạnh tầm quốc tế. Đây là một trong những công ty có lượng vốn đầu tư ra nước ngoài lớn nhất Việt Nam.

Hiện Viettel Global đã có trụ sở và khai thác dịch vụ viễn thông tại nhiều nước như Campuchia, Lào, Đông Timor, Haiti, Mozambique, Cameroon, Burundi, Tanzania, Myanmar.

Đọc tiếp »

Sau 5 năm thất bại, Marissa Mayer rời Yahoo với 186 triệu USD

Sau 5 năm giữ vị trí Tổng giám đốc Yahoo, Marissa Mayer đã không thể vực dậy hãng internet lừng lẫy một thời này. Bà sẽ rời công ty sau khi Verizon hoàn tất thương vụ mua lại Yahoo với giá 4,5 tỷ USD vào tháng 6 tới.

Theo thông tin mới được công bố của Yahoo, bà Mayer hiện nắm giữ 4,5 triệu cổ phiếu và quyền chọn của hãng, cùng với cổ phiếu giới hạn sau khi thương vụ với Verizon hoàn tất.

Hãng tin CNN cho biết, khi thực hiện các quyền chọn cổ phiếu của mình, bà Mayer sẽ ra đi với 186 triệu USD, tính theo mức giá 48,14 USD/cổ phiếu kết thúc phiên giao dịch hôm thứ 2.

Bà cũng sẽ được nhận 3 triệu USD đền bù thôi việc và trợ cấp tiền mặt theo doanh số được công bố vào tháng 7 năm ngoái.

Năm 2012, bà Mayer lên nắm quyền điều hành Yahoo với sứ mệnh đảo ngược vận đen và vực dậy công ty khi đó đang trên đà suy thoái. Tuy nhiên, sau nửa thập kỷ, rốt cuộc bà vẫn chỉ là người trông chừng từng bước suy thoái của đế chế Internet lẫy lừng lẫy một thời này.

Năm ngoái, hãng này đã cắt bớt tiền thưởng của bà Mayer sau khi 1 tỷ tài khoản người dùng Yahoo bị tin tặc tấn công.

Dù không thành công nhưng trong nhiệm kỳ của mình, Mayer cũng đạt được một số thành tựu nhất định, trong đó có việc tìm được đơn vị mua lại mảng vận hành Internet cốt lõi của Yahoo, bao gồm Yahoo.com, mảng kinh doanh video và quảng cáo, và ứng dụng di động.

Sau thương vụ này, số cổ phần tại hãng thương mại điện tử khổng lồ Trung Quốc Alibaba và Yahoo Nhật Bản sẽ vẫn thuộc sở hữu của các cổ đông hiện tại của Yahoo dưới dạng cổ phiếu mới và độc lập.

Về phần Verizon, sau khi thâu tóm Yahoo, hãng này sẽ cho sáp nhập với AOL để thành lập một đơn vị truyền thông mới tên là Oath.

Theo giới quan sát, với công ty truyền thông mới này, Verizon dường như đang nuôi tham vọng tạo ra một hệ thống website hút quảng cáo lớn thứ 3 thế giới, sau Google và Facebook.

Đọc tiếp »

Viettel lên kế hoạch xâm nhập hai thị trường nửa tỷ dân

© Bản quyền thuộc về VnEconomy, báo điện tử thuộc nhóm Thời báo Kinh tế Việt Nam

Giấy phép Báo điện tử số 123/GP-BTTTT, cấp ngày 7/4/2014

Mọi tin bài đăng lại từ website này phải có sự chấp thuận bằng văn bản của VnEconomy.

Các trang ngoài sẽ được mở ra ở cửa sổ mới. VnEconomy không chịu trách nhiệm nội dung các trang ngoài.

Tổng biên tập: Giáo sư Đào Nguyên Cát

Trụ sở Tòa soạn: 96 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: (84-4) 3755 2060 - 3755 2059 / Fax: (84-4) 3755 2046

Đọc tiếp »

“Tài khoản giả mạo không có chỗ dung thân trên Facebook”

© Bản quyền thuộc về VnEconomy, báo điện tử thuộc nhóm Thời báo Kinh tế Việt Nam

Giấy phép Báo điện tử số 123/GP-BTTTT, cấp ngày 7/4/2014

Mọi tin bài đăng lại từ website này phải có sự chấp thuận bằng văn bản của VnEconomy.

Các trang ngoài sẽ được mở ra ở cửa sổ mới. VnEconomy không chịu trách nhiệm nội dung các trang ngoài.

Tổng biên tập: Giáo sư Đào Nguyên Cát

Trụ sở Tòa soạn: 96 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: (84-4) 3755 2060 - 3755 2059 / Fax: (84-4) 3755 2046

Đọc tiếp »