Thứ Năm, 1 tháng 6, 2017

Thủ tướng muốn Google mở văn phòng tại Việt Nam

© Bản quyền thuộc về VnEconomy, báo điện tử thuộc nhóm Thời báo Kinh tế Việt Nam

Giấy phép Báo điện tử số 123/GP-BTTTT, cấp ngày 7/4/2014

Mọi tin bài đăng lại từ website này phải có sự chấp thuận bằng văn bản của VnEconomy.

Các trang ngoài sẽ được mở ra ở cửa sổ mới. VnEconomy không chịu trách nhiệm nội dung các trang ngoài.

Tổng biên tập: Giáo sư Đào Nguyên Cát

Trụ sở Tòa soạn: 96 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: (84-4) 3755 2060 - 3755 2059 / Fax: (84-4) 3755 2046

Đọc tiếp »

Khu công nghệ cao Hoà Lạc xin ngân sách rót 8.300 tỷ

Ban Quản lý khu công nghệ cao Hoà Lạc vừa có báo cáo về nhu cầu vốn bổ sung cho dự án gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.

Theo báo cáo, tính đến thời điểm tháng 3/2017, khu công nghệ cao Hoà Lạc có 79 dự án đầu tư còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 61.343 tỷ đồng trên tổng diện tích 347,5 ha, thuộc các lĩnh vực sản xuất công nghiệp công nghệ cao, nghiên cứu - triển khai, đào tạo thương mại dịch vụ và hạ tầng xã hội.

Trong khi đó, tổng nhu cầu vốn ngân sách Nhà nước để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng kỹ thuật là 15.620 tỷ đồng, trong đó vốn giải phóng và tái định cư khoảng 5.940 tỷ, vốn xây dựng hạ tầng kỹ thuật là 9.679 tỷ đồng.

Tuy nhiên, đến hết năm 2016, ngân sách mới chi được 7.333 tỷ đồng cho vốn giải phóng mặt bằng và tái định cư là 3.031 tỷ đồng.

Số vốn còn lại cần bố trí là 8.286 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn nước ngoài là 4.138 tỷ, vốn trong nước là 4.148 tỷ đồng.

Ban Quản lý khu công nghệ cao Hoà Lạc cho biết đã rà soát các khu vực cần ưu tiên giải phóng mặt bằng và làm việc với UBND thành phố Hà Nội để đề nghị thành phố xem xét ứng vốn cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư, theo chỉ đạo của Thủ tướng tại ngày 22/3/2017.

Tuy nhiên, Hà Nội đã cho biết “không có điều kiện để ứng tiền bồi thường giải phóng mặt bằng”, tại Thông báo số 273 ngày 13/4/2017.

Do đó, Ban Quản lý khu công nghệ cao Hoà Lạc đề nghị Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, cân đối các nguồn vốn, bố trí vốn cho dự án.

Trước mắt, Ban Quản lý khu công nghệ cao đề nghị bổ sung vốn còn thiếu cho dự án ODA theo tiến độ và hiệp định vay, sau đó đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xem xét cân đối các nguồn vốn để tập trung bố trí 2.067 tỷ đồng.

Được thành lập từ năm 1998, khu công nghệ cao Hoà Lạc được xây dựng với định hướng trở thành một đô thị sinh thái thông minh, là nơi tập trung, liên kết các hoạt động đào tạo nhân lực, nghiên cứu và phát triển cũng như cung ứng dịch vụ công nghệ cao.

Được kỳ vọng trở thành “thung lũng Sillicon” của Việt Nam, rút ngắn khoảng cách về trình độ khoa học và công nghệ giữa Việt Nam với khu vực và thế giới, song 20 năm qua, khu công nghệ cao Hòa Lạc vẫn chưa thể giải phóng xong mặt bằng (còn 243 ha trong tổng số 1.586 ha được quy hoạch).

Đọc tiếp »

Giáo dục chạy đua thời cách mạng 4.0

© Bản quyền thuộc về VnEconomy, báo điện tử thuộc nhóm Thời báo Kinh tế Việt Nam

Giấy phép Báo điện tử số 123/GP-BTTTT, cấp ngày 7/4/2014

Mọi tin bài đăng lại từ website này phải có sự chấp thuận bằng văn bản của VnEconomy.

Các trang ngoài sẽ được mở ra ở cửa sổ mới. VnEconomy không chịu trách nhiệm nội dung các trang ngoài.

Tổng biên tập: Giáo sư Đào Nguyên Cát

Trụ sở Tòa soạn: 96 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: (84-4) 3755 2060 - 3755 2059 / Fax: (84-4) 3755 2046

Đọc tiếp »

10 smartphone bán chạy nhất: Giá rẻ làm "vua"

© Bản quyền thuộc về VnEconomy, báo điện tử thuộc nhóm Thời báo Kinh tế Việt Nam

Giấy phép Báo điện tử số 123/GP-BTTTT, cấp ngày 7/4/2014

Mọi tin bài đăng lại từ website này phải có sự chấp thuận bằng văn bản của VnEconomy.

Các trang ngoài sẽ được mở ra ở cửa sổ mới. VnEconomy không chịu trách nhiệm nội dung các trang ngoài.

Tổng biên tập: Giáo sư Đào Nguyên Cát

Trụ sở Tòa soạn: 96 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: (84-4) 3755 2060 - 3755 2059 / Fax: (84-4) 3755 2046

Đọc tiếp »

Lo khủng bố, Mỹ tính cấm laptop trên tất cả các chuyến bay quốc tế

Mỹ có thể cấm máy tính xách tay (laptop) trên khoang hành khách của tất cả các chuyến bay ra và vào nước này như một phần trong nỗ lực nhằm ngăn chặn các mối nguy về an ninh - hãng tin Reuters dẫn lời Bộ trưởng Bộ An ninh nội địa Mỹ Joh Kelly cho biết ngày 28/5.

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn kênh Fox News, ông Kelly nói Chính phủ Mỹ đang có kế hoạch siết chặt an ninh hàng không, bao gồm tăng cường giám sát hành lý xách tay.

“Đó là những gì mà chúng tôi đang nghĩ đến: những kẻ khủng bố, ý tưởng hạ một máy bay đang bay, nhất là một máy bay Mỹ chở đầy người Mỹ”, ông Kelly phát biểu.

Hồi tháng 3, Mỹ đã áp dụng hạn chế về những thiết bị điện tử kích thước lớn được phép mang lên khoang hành khách của các chuyến bay vào Mỹ từ 10 sân bay nước ngoài, bao gồm các sân bay ở Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ.

Ông Kelly nói động thái này sẽ là một phần trong nỗ lực rộng lớn hơn về an ninh hàng không nhằm ngăn ngừa điều mà ông gọi là “một mối đe dọa tinh vi thực sự”. Tuy nhiên, vị Bộ trưởng cho biết Chính phủ Mỹ chưa đi đến quyết định cuối cùng về thời điểm sẽ áp lệnh cấm laptop trên tất cả các chuyến bay quốc tế ra và vào Mỹ.

“Chúng tôi vẫn đang theo dõi các thông tin tình báo”, ông Kelly nói. “Và trong quá trình đó sẽ xác định thời điểm áp dụng, nhưng nói chung, chúng tôi sẽ siết quy định chặt hơn nhiều so với hiện nay”.

Các hãng hàng không lo ngại việc cấm laptop trên diện rộng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu của hành khách. Tuy nhiên, không hãng nào muốn có sự cố xảy ra trên chuyến bay của mình.

“Cho dù quy định có là gì, chúng tôi sẽ tuân thủ”, ông Oscar Munoz, Tổng giám đốc United Airlines phát biểu.

Hồi tháng 1 năm nay, các hãng hàng không đã gặp xáo trộn khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ra sắc lệnh cấm nhập cảnh vào Mỹ trong vòng 90 ngày đối với công dân các nước Iraq, Syria, Iran, Libya, Somalia, Sudan và Yemen. Các hãng bay đã chật vật trong việc xác định hành khách nào có thể lên máy bay, hành khách nào không thể. Tuy nhiên, sau đó sắc lệnh này đã bị tòa án Mỹ đình chỉ.

Về trường hợp cấm laptop, chính quyền Tổng thống Trump cũng đang khiến các hãng bay phải chờ đợi quyết định cuối cùng.

Trong số các biện pháp an ninh hàng không tăng cường, nhà chức trách Mỹ có thể thắt chặt việc soi hành lý sách tay. Ông Kelly nói rằng để tránh phải trả phí hành lý ký gửi, nhiều hành khách nhồi nhét quá nhiều thứ vào hành lý xách tay, khiến nhà chức trách gặp khó khi kiểm tra.

Đọc tiếp »

VNG sẽ IPO và niêm yết cổ phiếu trên sàn NASDAQ, Mỹ

© Bản quyền thuộc về VnEconomy, báo điện tử thuộc nhóm Thời báo Kinh tế Việt Nam

Giấy phép Báo điện tử số 123/GP-BTTTT, cấp ngày 7/4/2014

Mọi tin bài đăng lại từ website này phải có sự chấp thuận bằng văn bản của VnEconomy.

Các trang ngoài sẽ được mở ra ở cửa sổ mới. VnEconomy không chịu trách nhiệm nội dung các trang ngoài.

Tổng biên tập: Giáo sư Đào Nguyên Cát

Trụ sở Tòa soạn: 96 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: (84-4) 3755 2060 - 3755 2059 / Fax: (84-4) 3755 2046

Đọc tiếp »

[Video] Xe tự lái của Tesla “nhìn đường” như thế nào?

© Bản quyền thuộc về VnEconomy, báo điện tử thuộc nhóm Thời báo Kinh tế Việt Nam

Giấy phép Báo điện tử số 123/GP-BTTTT, cấp ngày 7/4/2014

Mọi tin bài đăng lại từ website này phải có sự chấp thuận bằng văn bản của VnEconomy.

Các trang ngoài sẽ được mở ra ở cửa sổ mới. VnEconomy không chịu trách nhiệm nội dung các trang ngoài.

Tổng biên tập: Giáo sư Đào Nguyên Cát

Trụ sở Tòa soạn: 96 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: (84-4) 3755 2060 - 3755 2059 / Fax: (84-4) 3755 2046

Đọc tiếp »

Cổ phiếu Amazon lập kỷ lục mới

Trong phiên giao dịch hôm qua (30/5), cổ phiếu Amazon lập kỷ lục mới ở mức trên 1.000 USD/cổ phiếu nhờ tiếp tục củng cố vị thế thống trị trong mảng bán lẻ và mảng điện toán đám mây bùng nổ.

Tính từ đầu năm tới nay, cổ phiếu Amazon đã tăng gần 35% và giao dịch ở mức cao nhất từ trước tới nay 1.001,2 USD/cổ phiếu, trước khi chốt phiên ở mức 996,51 USD.

So với cùng kỳ năm ngoái, cổ phiếu của Amazon đã tăng 40% và gấp đôi mức tăng 15% của chỉ số S&P 500.

Hiện giá trị vốn hóa của Amazon là 478 tỷ USD, gấp đôi đối thủ Wal-mart và đứng thứ 4 thế giới sau Microsoft (546 tỷ USD), Alphabet (682 tỷ USD) và Apple (799 tỷ USD).

Theo CNN, cổ phiếu Amazon tăng vọt nhờ kết quả kinh doanh bán lẻ khả quan. Hãng thương mại điện tử này thậm chí còn mở thêm cả cửa hàng bán lẻ, bao gồm một cửa hàng mới mở tại New York tuần trước.

Theo EMarketer Inc, giới đầu tư đặt cược nhiều hơn vào hệ thống phân phối và giao vận của Amazon so với các cửa hàng của Walmart. Bởi theo hãng này, chi tiêu trực tuyến trong năm 2017 sẽ tăng gấp 4 lần và người tiêu dùng sẽ tiếp tục chuyển từ cửa hàng sang các trang thương mại điện tử.

Ngoài ra, mảng kinh doanh điện toán đám mây bùng nổ cùng với những bước tiến lớn vào mảng truyền thông và quảng cáo cũng là những nguyên nhân đẩy giá cổ phiếu của Amazon lên mức kỷ lục.

Mảng điện toán đám mây Amazon Web Services của hãng này đang sinh lời và tăng trưởng nhanh chóng. Theo Gartner, các doanh nghiệp trên thế giới sẽ chi khoảng 246,8 tỷ USD cho Amazon và các công ty cung cấp dịch vụ điện toán đám mây trong năm 2017, tăng 18% so với năm ngoái.

Giới đầu tư kỳ vọng Amazon sẽ phát triển hơn nữa khi công ty này đang mở rộng ra nhiều quốc gia bên ngoài nước Mỹ.

Theo nhận định của nhà phân tích John Blackledge tại Cowen and Company LLC, cổ phiếu Amazon có thể còn tăng cao hơn nữa khi hãng này phát triển nhanh chóng trên toàn cầu và không có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại bởi thói quen mua sắm của khách hàng đã thay đổi và các doanh nghiệp phải suy nghĩ lại về cách triển khai công nghệ.

Nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Amazon, Jeff Bezos, hiện sở hữu tài sản trị giá khoảng 85 tỷ USD, theo số liệu của Forbes và Bloomberg, vượt qua tỷ Warren Buffett và cạnh tranh với tài phiệt Tây Ban Amancio Ortega (85 tỷ USD) cho vị trí người giàu thứ hai thế giới. Tài sản của Bezos và Ortega cách người giàu nhất thế giới Bill Gates khoảng 3 tỷ USD. Hiện Bill Gates đang nắm giữ khối tài sản trị giá 88,5 tỷ USD.

Sự phát triển của Amazon khiến các hãng bán lẻ gặp khó khăn. Đầu tiên là các cửa hàng sách, đồ điện tử và gần đây là ngành hàng thời trang, tạp hóa. Trong vòng hơn 3 tháng qua, đã có 14 chuỗi bán lẻ ở Mỹ tuyên bố sẽ xin bảo hộ phá sản - hãng tin Bloomberg dẫn số liệu từ S&P Global Market Intelligence cho biết. Con số này vượt qua số doanh nghiệp bán lẻ ở Mỹ phá sản trong cả năm 2016.

Đọc tiếp »

Uber lỗ thêm 708 triệu USD, Giám đốc tài chính thôi việc

Công ty ứng dụng gọi xe lớn nhất thế giới Uber Technologies ngày 31/5 tuyên bố Giám đốc tài chính của hãng sẽ nghỉ việc, cho dù thua lỗ của hãng trong quý 1 đã giảm đáng kể so với quý trước đó. Kết quả kinh doanh mới nhất cho thấy Uber đang có những bước tiến trên con đường đi đến lợi nhuận sau thời gian dài triền miên thua lỗ.

Theo tin từ Reuters, Giám đốc tài chính (CFO) của Uber, ông Gautam Gupta, sẽ rời công ty vào tháng 7 và chuyển sang làm việc tại một công ty khởi nghiệp (startup) khác ở San Francisco. Động thái này đưa ông Gupta trở thành nhân vật cấp cao mới nhất rời bỏ Uber.

Trong mấy tháng qua, khoảng một chục nhân sự cao cấp của Uber đã lần lượt nghỉ việc, trong bối cảnh hãng này chật vật xoay xở với nhiều tranh cãi. Uber hiện đang tìm kiếm một Giám đốc hoạt động (COO) nhằm thay đổi thứ văn hóa doanh nghiệp kiểu “anh em” của công ty.

Sự ra đi của Gupta đồng nghĩa với Uber sẽ có thêm một cuộc tìm kiếm nhân sự cấp cao mới để lấp chỗ trống ở ghế CFO. Dự định của hãng là tìm kiếm cho cương vị này một nhân vật có kinh nghiệm trong một công ty đại chúng.

Trước đó, mới vào hôm thứ Ba tuần này, Uber sa thải người đứng đầu bộ phận xe tự lái, ông Anthony Levandowski, sau khi ông này không tuân thủ lệnh của tòa án về giao nộp các tài liệu liên quan đến tranh chấp pháp lý giữa Uber và Waymo - một công ty con của Alphabet.

Uber cho biết mức lỗ ròng của công ty trong 3 tháng đầu năm nay, bao gồm thưởng cổ phiếu cho nhân viên và các khoản khác, giảm còn 708 triệu USD, từ mức lỗ 991 triệu USD vào quý 4/2016.

Hãng cũng cho biết doanh thu quý 1 tăng 18% so với quý cuối cùng của năm ngoái, đạt mức 3,4 tỷ USD.

“Mức lỗ giảm trong quý 1 đưa chúng tôi đi theo chiều hướng tích cực về phía làm ăn có lãi”, một phát ngôn viên của Uber nói.

Theo hãng tin Bloomberg, trong 3 quý đầu năm ngoái, Uber lỗ 2,2 tỷ USD. Trong đó, riêng quý 3/2016, công ty này lỗ 800 triệu USD sau khi rời khỏi thị trường Trung Quốc.

Đọc tiếp »

Xuất xưởng máy bay chở tên lửa lớn nhất thế giới

Hôm qua (31/5), máy bay Stratolaunch của công ty hàng không Vulcan Aerospace do tỷ phú Paul Allen, đồng sáng lập tập đoàn Microsoft đầu tư, chính thức xuất xưởng. Đây là dòng máy bay được chế tạo để cạnh tranh với các hãng không gian khác trong việc phóng vệ tinh lên quỹ đạo, tờ Washington Post cho biết.

Việc chế tạo máy bay này được thực hiện âm thầm tại Cảng Hàng không vũ trụ Mojave, California, Mỹ. Với sải cánh dài hơn 117m - dài hơn kích thước một sân bóng, cùng với chiều cao 15m, đây là máy bay lớn nhất thế giới.

Khi chưa bơm nhiên liệu, trọng lượng của máy bay này lên tới 226 tấn và có sức chứa 113 tấn nhiên liệu. Với hai phần thân, hình dạng máy bay Stratolaunch khác với các dòng máy bay khổng lồ trước đây. Đây là sự kết hợp các động cơ, thiết bị hạ cánh, hệ thống điện tử và nhiều bộ phận khác từ hai máy bay Boeing 747 ghép lại. Stratolaunch được trang bị 28 bánh xe và 6 động cơ máy bay 747. Phần vỏ máy bay làm từ vật liệu composite nhẹ.

Máy bay Stratolaunch được thiết kế để mang theo một tên lửa và có tải trọng lên đến 250 tấn, bằng với khối lượng tên lửa Falcon 9 của SpaceX có thể phóng lên từ mặt đất.

Tháng 10 năm ngoái, Stratolaunch Systems hợp tác với Orbital ATK để phóng tên lửa mang một số vệ tinh nhỏ có tên Pegasus XL nặng 453kg lên quỹ đạo. Các tên lửa này sẽ được gắn vào thân của Stratolaunch và phóng lên khí quyển khi máy bay ở độ cao hơn 10.000m.

“Với kiểu vận hành giống như một sân bay cùng khả năng quay đầu nhanh, việc phóng tên lửa từ trên không là phương thức hiệu quả và tiết kiệm hơn so với phóng từ mặt đất”, đại diện công ty Vulcan Aerospace cho biết.

Còn đối với tỷ phú Allen, mục tiêu của ông là phóng những vệ tinh ở quỹ đạo thấp (Low Earth Orbit). Ông cùng một số nhà đầu tư khác, như Richard Branson với Virgin Orbit, kỳ vọng sẽ làm giảm chi phí phóng vệ tinh kích thước nhỏ lên không gian, giúp có thêm phương thức mới để phổ cập Internet trên toàn cầu.

“Khi tiếp cận không gian như vậy, những cải tiến sẽ tiếp nối nhau theo cách chưa từng thấy”, Allen cho biết trong một thông cáo báo chí một năm trước.

Hơn 10 năm trước, Allen đã đặt kỳ vọng vào cuộc cách mạng trong ngành du lịch không gian khi cấp vốn cho SpaceShipOne mà sau này trở thành tàu vũ trụ thương mại có người lái đầu tiên trên thế giới được phóng lên quỹ đạo.

Dự án này còn được nhận giải thưởng tàu vũ trụ tư nhân Ansari X Prize với số tiền thưởng 10 triệu USD. Sau đó, Allen bán lại bản quyền công nghệ của SpaceShipOne tỷ phú Richard Branson và theo đuổi các dự án khác mà điển hình là sự trở lại với máy bay lớn nhất thế giới Stratolaunch.

“30 năm trước, cách mạng máy tính đã giúp khai phá những tiềm năng vô tận của con người”, Allen viết. “20 năm trước, sự ra đời của web cùng với điện thoại thông minh đã giúp hàng tỷ người vượt qua được những rào cản về địa lý và thương mại. Giờ đây, việc tiếp cận sâu rộng không gian ở quỹ đạo thấp cũng mở ra một cuộc cách mạng tương tự”.

“Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiến hành thử nghiệm máy bay tại cảng không gian Mojave Air & Space Port. Đây sẽ là dòng máy bay đầu tiên thuộc thể thoại này, vì vậy chúng tôi sẽ đặc biệt thận trọng trong quá trình thử nghiệm, ưu tiên sự an toàn của phi công, phi hành đoàn và nhân viên. Dự kiến, Stratolaunch sẽ trình diễn phóng vệ tinh đầu tiên vào đầu năm 2019”.

Đọc tiếp »