Thứ Năm, 1 tháng 6, 2017

Thủ tướng muốn Google mở văn phòng tại Việt Nam

© Bản quyền thuộc về VnEconomy, báo điện tử thuộc nhóm Thời báo Kinh tế Việt Nam

Giấy phép Báo điện tử số 123/GP-BTTTT, cấp ngày 7/4/2014

Mọi tin bài đăng lại từ website này phải có sự chấp thuận bằng văn bản của VnEconomy.

Các trang ngoài sẽ được mở ra ở cửa sổ mới. VnEconomy không chịu trách nhiệm nội dung các trang ngoài.

Tổng biên tập: Giáo sư Đào Nguyên Cát

Trụ sở Tòa soạn: 96 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: (84-4) 3755 2060 - 3755 2059 / Fax: (84-4) 3755 2046

Đọc tiếp »

Khu công nghệ cao Hoà Lạc xin ngân sách rót 8.300 tỷ

Ban Quản lý khu công nghệ cao Hoà Lạc vừa có báo cáo về nhu cầu vốn bổ sung cho dự án gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.

Theo báo cáo, tính đến thời điểm tháng 3/2017, khu công nghệ cao Hoà Lạc có 79 dự án đầu tư còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 61.343 tỷ đồng trên tổng diện tích 347,5 ha, thuộc các lĩnh vực sản xuất công nghiệp công nghệ cao, nghiên cứu - triển khai, đào tạo thương mại dịch vụ và hạ tầng xã hội.

Trong khi đó, tổng nhu cầu vốn ngân sách Nhà nước để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng kỹ thuật là 15.620 tỷ đồng, trong đó vốn giải phóng và tái định cư khoảng 5.940 tỷ, vốn xây dựng hạ tầng kỹ thuật là 9.679 tỷ đồng.

Tuy nhiên, đến hết năm 2016, ngân sách mới chi được 7.333 tỷ đồng cho vốn giải phóng mặt bằng và tái định cư là 3.031 tỷ đồng.

Số vốn còn lại cần bố trí là 8.286 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn nước ngoài là 4.138 tỷ, vốn trong nước là 4.148 tỷ đồng.

Ban Quản lý khu công nghệ cao Hoà Lạc cho biết đã rà soát các khu vực cần ưu tiên giải phóng mặt bằng và làm việc với UBND thành phố Hà Nội để đề nghị thành phố xem xét ứng vốn cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư, theo chỉ đạo của Thủ tướng tại ngày 22/3/2017.

Tuy nhiên, Hà Nội đã cho biết “không có điều kiện để ứng tiền bồi thường giải phóng mặt bằng”, tại Thông báo số 273 ngày 13/4/2017.

Do đó, Ban Quản lý khu công nghệ cao Hoà Lạc đề nghị Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, cân đối các nguồn vốn, bố trí vốn cho dự án.

Trước mắt, Ban Quản lý khu công nghệ cao đề nghị bổ sung vốn còn thiếu cho dự án ODA theo tiến độ và hiệp định vay, sau đó đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xem xét cân đối các nguồn vốn để tập trung bố trí 2.067 tỷ đồng.

Được thành lập từ năm 1998, khu công nghệ cao Hoà Lạc được xây dựng với định hướng trở thành một đô thị sinh thái thông minh, là nơi tập trung, liên kết các hoạt động đào tạo nhân lực, nghiên cứu và phát triển cũng như cung ứng dịch vụ công nghệ cao.

Được kỳ vọng trở thành “thung lũng Sillicon” của Việt Nam, rút ngắn khoảng cách về trình độ khoa học và công nghệ giữa Việt Nam với khu vực và thế giới, song 20 năm qua, khu công nghệ cao Hòa Lạc vẫn chưa thể giải phóng xong mặt bằng (còn 243 ha trong tổng số 1.586 ha được quy hoạch).

Đọc tiếp »

Giáo dục chạy đua thời cách mạng 4.0

© Bản quyền thuộc về VnEconomy, báo điện tử thuộc nhóm Thời báo Kinh tế Việt Nam

Giấy phép Báo điện tử số 123/GP-BTTTT, cấp ngày 7/4/2014

Mọi tin bài đăng lại từ website này phải có sự chấp thuận bằng văn bản của VnEconomy.

Các trang ngoài sẽ được mở ra ở cửa sổ mới. VnEconomy không chịu trách nhiệm nội dung các trang ngoài.

Tổng biên tập: Giáo sư Đào Nguyên Cát

Trụ sở Tòa soạn: 96 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: (84-4) 3755 2060 - 3755 2059 / Fax: (84-4) 3755 2046

Đọc tiếp »

10 smartphone bán chạy nhất: Giá rẻ làm "vua"

© Bản quyền thuộc về VnEconomy, báo điện tử thuộc nhóm Thời báo Kinh tế Việt Nam

Giấy phép Báo điện tử số 123/GP-BTTTT, cấp ngày 7/4/2014

Mọi tin bài đăng lại từ website này phải có sự chấp thuận bằng văn bản của VnEconomy.

Các trang ngoài sẽ được mở ra ở cửa sổ mới. VnEconomy không chịu trách nhiệm nội dung các trang ngoài.

Tổng biên tập: Giáo sư Đào Nguyên Cát

Trụ sở Tòa soạn: 96 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: (84-4) 3755 2060 - 3755 2059 / Fax: (84-4) 3755 2046

Đọc tiếp »

Lo khủng bố, Mỹ tính cấm laptop trên tất cả các chuyến bay quốc tế

Mỹ có thể cấm máy tính xách tay (laptop) trên khoang hành khách của tất cả các chuyến bay ra và vào nước này như một phần trong nỗ lực nhằm ngăn chặn các mối nguy về an ninh - hãng tin Reuters dẫn lời Bộ trưởng Bộ An ninh nội địa Mỹ Joh Kelly cho biết ngày 28/5.

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn kênh Fox News, ông Kelly nói Chính phủ Mỹ đang có kế hoạch siết chặt an ninh hàng không, bao gồm tăng cường giám sát hành lý xách tay.

“Đó là những gì mà chúng tôi đang nghĩ đến: những kẻ khủng bố, ý tưởng hạ một máy bay đang bay, nhất là một máy bay Mỹ chở đầy người Mỹ”, ông Kelly phát biểu.

Hồi tháng 3, Mỹ đã áp dụng hạn chế về những thiết bị điện tử kích thước lớn được phép mang lên khoang hành khách của các chuyến bay vào Mỹ từ 10 sân bay nước ngoài, bao gồm các sân bay ở Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ.

Ông Kelly nói động thái này sẽ là một phần trong nỗ lực rộng lớn hơn về an ninh hàng không nhằm ngăn ngừa điều mà ông gọi là “một mối đe dọa tinh vi thực sự”. Tuy nhiên, vị Bộ trưởng cho biết Chính phủ Mỹ chưa đi đến quyết định cuối cùng về thời điểm sẽ áp lệnh cấm laptop trên tất cả các chuyến bay quốc tế ra và vào Mỹ.

“Chúng tôi vẫn đang theo dõi các thông tin tình báo”, ông Kelly nói. “Và trong quá trình đó sẽ xác định thời điểm áp dụng, nhưng nói chung, chúng tôi sẽ siết quy định chặt hơn nhiều so với hiện nay”.

Các hãng hàng không lo ngại việc cấm laptop trên diện rộng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu của hành khách. Tuy nhiên, không hãng nào muốn có sự cố xảy ra trên chuyến bay của mình.

“Cho dù quy định có là gì, chúng tôi sẽ tuân thủ”, ông Oscar Munoz, Tổng giám đốc United Airlines phát biểu.

Hồi tháng 1 năm nay, các hãng hàng không đã gặp xáo trộn khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ra sắc lệnh cấm nhập cảnh vào Mỹ trong vòng 90 ngày đối với công dân các nước Iraq, Syria, Iran, Libya, Somalia, Sudan và Yemen. Các hãng bay đã chật vật trong việc xác định hành khách nào có thể lên máy bay, hành khách nào không thể. Tuy nhiên, sau đó sắc lệnh này đã bị tòa án Mỹ đình chỉ.

Về trường hợp cấm laptop, chính quyền Tổng thống Trump cũng đang khiến các hãng bay phải chờ đợi quyết định cuối cùng.

Trong số các biện pháp an ninh hàng không tăng cường, nhà chức trách Mỹ có thể thắt chặt việc soi hành lý sách tay. Ông Kelly nói rằng để tránh phải trả phí hành lý ký gửi, nhiều hành khách nhồi nhét quá nhiều thứ vào hành lý xách tay, khiến nhà chức trách gặp khó khi kiểm tra.

Đọc tiếp »

VNG sẽ IPO và niêm yết cổ phiếu trên sàn NASDAQ, Mỹ

© Bản quyền thuộc về VnEconomy, báo điện tử thuộc nhóm Thời báo Kinh tế Việt Nam

Giấy phép Báo điện tử số 123/GP-BTTTT, cấp ngày 7/4/2014

Mọi tin bài đăng lại từ website này phải có sự chấp thuận bằng văn bản của VnEconomy.

Các trang ngoài sẽ được mở ra ở cửa sổ mới. VnEconomy không chịu trách nhiệm nội dung các trang ngoài.

Tổng biên tập: Giáo sư Đào Nguyên Cát

Trụ sở Tòa soạn: 96 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: (84-4) 3755 2060 - 3755 2059 / Fax: (84-4) 3755 2046

Đọc tiếp »

[Video] Xe tự lái của Tesla “nhìn đường” như thế nào?

© Bản quyền thuộc về VnEconomy, báo điện tử thuộc nhóm Thời báo Kinh tế Việt Nam

Giấy phép Báo điện tử số 123/GP-BTTTT, cấp ngày 7/4/2014

Mọi tin bài đăng lại từ website này phải có sự chấp thuận bằng văn bản của VnEconomy.

Các trang ngoài sẽ được mở ra ở cửa sổ mới. VnEconomy không chịu trách nhiệm nội dung các trang ngoài.

Tổng biên tập: Giáo sư Đào Nguyên Cát

Trụ sở Tòa soạn: 96 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: (84-4) 3755 2060 - 3755 2059 / Fax: (84-4) 3755 2046

Đọc tiếp »

Cổ phiếu Amazon lập kỷ lục mới

Trong phiên giao dịch hôm qua (30/5), cổ phiếu Amazon lập kỷ lục mới ở mức trên 1.000 USD/cổ phiếu nhờ tiếp tục củng cố vị thế thống trị trong mảng bán lẻ và mảng điện toán đám mây bùng nổ.

Tính từ đầu năm tới nay, cổ phiếu Amazon đã tăng gần 35% và giao dịch ở mức cao nhất từ trước tới nay 1.001,2 USD/cổ phiếu, trước khi chốt phiên ở mức 996,51 USD.

So với cùng kỳ năm ngoái, cổ phiếu của Amazon đã tăng 40% và gấp đôi mức tăng 15% của chỉ số S&P 500.

Hiện giá trị vốn hóa của Amazon là 478 tỷ USD, gấp đôi đối thủ Wal-mart và đứng thứ 4 thế giới sau Microsoft (546 tỷ USD), Alphabet (682 tỷ USD) và Apple (799 tỷ USD).

Theo CNN, cổ phiếu Amazon tăng vọt nhờ kết quả kinh doanh bán lẻ khả quan. Hãng thương mại điện tử này thậm chí còn mở thêm cả cửa hàng bán lẻ, bao gồm một cửa hàng mới mở tại New York tuần trước.

Theo EMarketer Inc, giới đầu tư đặt cược nhiều hơn vào hệ thống phân phối và giao vận của Amazon so với các cửa hàng của Walmart. Bởi theo hãng này, chi tiêu trực tuyến trong năm 2017 sẽ tăng gấp 4 lần và người tiêu dùng sẽ tiếp tục chuyển từ cửa hàng sang các trang thương mại điện tử.

Ngoài ra, mảng kinh doanh điện toán đám mây bùng nổ cùng với những bước tiến lớn vào mảng truyền thông và quảng cáo cũng là những nguyên nhân đẩy giá cổ phiếu của Amazon lên mức kỷ lục.

Mảng điện toán đám mây Amazon Web Services của hãng này đang sinh lời và tăng trưởng nhanh chóng. Theo Gartner, các doanh nghiệp trên thế giới sẽ chi khoảng 246,8 tỷ USD cho Amazon và các công ty cung cấp dịch vụ điện toán đám mây trong năm 2017, tăng 18% so với năm ngoái.

Giới đầu tư kỳ vọng Amazon sẽ phát triển hơn nữa khi công ty này đang mở rộng ra nhiều quốc gia bên ngoài nước Mỹ.

Theo nhận định của nhà phân tích John Blackledge tại Cowen and Company LLC, cổ phiếu Amazon có thể còn tăng cao hơn nữa khi hãng này phát triển nhanh chóng trên toàn cầu và không có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại bởi thói quen mua sắm của khách hàng đã thay đổi và các doanh nghiệp phải suy nghĩ lại về cách triển khai công nghệ.

Nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Amazon, Jeff Bezos, hiện sở hữu tài sản trị giá khoảng 85 tỷ USD, theo số liệu của Forbes và Bloomberg, vượt qua tỷ Warren Buffett và cạnh tranh với tài phiệt Tây Ban Amancio Ortega (85 tỷ USD) cho vị trí người giàu thứ hai thế giới. Tài sản của Bezos và Ortega cách người giàu nhất thế giới Bill Gates khoảng 3 tỷ USD. Hiện Bill Gates đang nắm giữ khối tài sản trị giá 88,5 tỷ USD.

Sự phát triển của Amazon khiến các hãng bán lẻ gặp khó khăn. Đầu tiên là các cửa hàng sách, đồ điện tử và gần đây là ngành hàng thời trang, tạp hóa. Trong vòng hơn 3 tháng qua, đã có 14 chuỗi bán lẻ ở Mỹ tuyên bố sẽ xin bảo hộ phá sản - hãng tin Bloomberg dẫn số liệu từ S&P Global Market Intelligence cho biết. Con số này vượt qua số doanh nghiệp bán lẻ ở Mỹ phá sản trong cả năm 2016.

Đọc tiếp »

Uber lỗ thêm 708 triệu USD, Giám đốc tài chính thôi việc

Công ty ứng dụng gọi xe lớn nhất thế giới Uber Technologies ngày 31/5 tuyên bố Giám đốc tài chính của hãng sẽ nghỉ việc, cho dù thua lỗ của hãng trong quý 1 đã giảm đáng kể so với quý trước đó. Kết quả kinh doanh mới nhất cho thấy Uber đang có những bước tiến trên con đường đi đến lợi nhuận sau thời gian dài triền miên thua lỗ.

Theo tin từ Reuters, Giám đốc tài chính (CFO) của Uber, ông Gautam Gupta, sẽ rời công ty vào tháng 7 và chuyển sang làm việc tại một công ty khởi nghiệp (startup) khác ở San Francisco. Động thái này đưa ông Gupta trở thành nhân vật cấp cao mới nhất rời bỏ Uber.

Trong mấy tháng qua, khoảng một chục nhân sự cao cấp của Uber đã lần lượt nghỉ việc, trong bối cảnh hãng này chật vật xoay xở với nhiều tranh cãi. Uber hiện đang tìm kiếm một Giám đốc hoạt động (COO) nhằm thay đổi thứ văn hóa doanh nghiệp kiểu “anh em” của công ty.

Sự ra đi của Gupta đồng nghĩa với Uber sẽ có thêm một cuộc tìm kiếm nhân sự cấp cao mới để lấp chỗ trống ở ghế CFO. Dự định của hãng là tìm kiếm cho cương vị này một nhân vật có kinh nghiệm trong một công ty đại chúng.

Trước đó, mới vào hôm thứ Ba tuần này, Uber sa thải người đứng đầu bộ phận xe tự lái, ông Anthony Levandowski, sau khi ông này không tuân thủ lệnh của tòa án về giao nộp các tài liệu liên quan đến tranh chấp pháp lý giữa Uber và Waymo - một công ty con của Alphabet.

Uber cho biết mức lỗ ròng của công ty trong 3 tháng đầu năm nay, bao gồm thưởng cổ phiếu cho nhân viên và các khoản khác, giảm còn 708 triệu USD, từ mức lỗ 991 triệu USD vào quý 4/2016.

Hãng cũng cho biết doanh thu quý 1 tăng 18% so với quý cuối cùng của năm ngoái, đạt mức 3,4 tỷ USD.

“Mức lỗ giảm trong quý 1 đưa chúng tôi đi theo chiều hướng tích cực về phía làm ăn có lãi”, một phát ngôn viên của Uber nói.

Theo hãng tin Bloomberg, trong 3 quý đầu năm ngoái, Uber lỗ 2,2 tỷ USD. Trong đó, riêng quý 3/2016, công ty này lỗ 800 triệu USD sau khi rời khỏi thị trường Trung Quốc.

Đọc tiếp »

Xuất xưởng máy bay chở tên lửa lớn nhất thế giới

Hôm qua (31/5), máy bay Stratolaunch của công ty hàng không Vulcan Aerospace do tỷ phú Paul Allen, đồng sáng lập tập đoàn Microsoft đầu tư, chính thức xuất xưởng. Đây là dòng máy bay được chế tạo để cạnh tranh với các hãng không gian khác trong việc phóng vệ tinh lên quỹ đạo, tờ Washington Post cho biết.

Việc chế tạo máy bay này được thực hiện âm thầm tại Cảng Hàng không vũ trụ Mojave, California, Mỹ. Với sải cánh dài hơn 117m - dài hơn kích thước một sân bóng, cùng với chiều cao 15m, đây là máy bay lớn nhất thế giới.

Khi chưa bơm nhiên liệu, trọng lượng của máy bay này lên tới 226 tấn và có sức chứa 113 tấn nhiên liệu. Với hai phần thân, hình dạng máy bay Stratolaunch khác với các dòng máy bay khổng lồ trước đây. Đây là sự kết hợp các động cơ, thiết bị hạ cánh, hệ thống điện tử và nhiều bộ phận khác từ hai máy bay Boeing 747 ghép lại. Stratolaunch được trang bị 28 bánh xe và 6 động cơ máy bay 747. Phần vỏ máy bay làm từ vật liệu composite nhẹ.

Máy bay Stratolaunch được thiết kế để mang theo một tên lửa và có tải trọng lên đến 250 tấn, bằng với khối lượng tên lửa Falcon 9 của SpaceX có thể phóng lên từ mặt đất.

Tháng 10 năm ngoái, Stratolaunch Systems hợp tác với Orbital ATK để phóng tên lửa mang một số vệ tinh nhỏ có tên Pegasus XL nặng 453kg lên quỹ đạo. Các tên lửa này sẽ được gắn vào thân của Stratolaunch và phóng lên khí quyển khi máy bay ở độ cao hơn 10.000m.

“Với kiểu vận hành giống như một sân bay cùng khả năng quay đầu nhanh, việc phóng tên lửa từ trên không là phương thức hiệu quả và tiết kiệm hơn so với phóng từ mặt đất”, đại diện công ty Vulcan Aerospace cho biết.

Còn đối với tỷ phú Allen, mục tiêu của ông là phóng những vệ tinh ở quỹ đạo thấp (Low Earth Orbit). Ông cùng một số nhà đầu tư khác, như Richard Branson với Virgin Orbit, kỳ vọng sẽ làm giảm chi phí phóng vệ tinh kích thước nhỏ lên không gian, giúp có thêm phương thức mới để phổ cập Internet trên toàn cầu.

“Khi tiếp cận không gian như vậy, những cải tiến sẽ tiếp nối nhau theo cách chưa từng thấy”, Allen cho biết trong một thông cáo báo chí một năm trước.

Hơn 10 năm trước, Allen đã đặt kỳ vọng vào cuộc cách mạng trong ngành du lịch không gian khi cấp vốn cho SpaceShipOne mà sau này trở thành tàu vũ trụ thương mại có người lái đầu tiên trên thế giới được phóng lên quỹ đạo.

Dự án này còn được nhận giải thưởng tàu vũ trụ tư nhân Ansari X Prize với số tiền thưởng 10 triệu USD. Sau đó, Allen bán lại bản quyền công nghệ của SpaceShipOne tỷ phú Richard Branson và theo đuổi các dự án khác mà điển hình là sự trở lại với máy bay lớn nhất thế giới Stratolaunch.

“30 năm trước, cách mạng máy tính đã giúp khai phá những tiềm năng vô tận của con người”, Allen viết. “20 năm trước, sự ra đời của web cùng với điện thoại thông minh đã giúp hàng tỷ người vượt qua được những rào cản về địa lý và thương mại. Giờ đây, việc tiếp cận sâu rộng không gian ở quỹ đạo thấp cũng mở ra một cuộc cách mạng tương tự”.

“Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiến hành thử nghiệm máy bay tại cảng không gian Mojave Air & Space Port. Đây sẽ là dòng máy bay đầu tiên thuộc thể thoại này, vì vậy chúng tôi sẽ đặc biệt thận trọng trong quá trình thử nghiệm, ưu tiên sự an toàn của phi công, phi hành đoàn và nhân viên. Dự kiến, Stratolaunch sẽ trình diễn phóng vệ tinh đầu tiên vào đầu năm 2019”.

Đọc tiếp »

Thứ Hai, 8 tháng 5, 2017

Sức hút của màn hình mỏng HP Pavilion 24

Màn hình HP Pavilion 24es/er có thiết kế màn hình siêu mỏng. Đặc biệt, viền màn hình được vát mỏng chỉ còn khoảng 3mm cho người dùng trải nghiệm khung hình rộng hơn với hình ảnh hiển thị rõ và to hơn.

Dù ngoại hình mảnh mai nhưng với công nghệ tấm nền IPS góc nhìn rộng lên tới 178°, kết hợp với độ phân giải chuẩn Full HD (1920 x 1080) cho phép người dùng dễ dàng chia sẻ chế độ xem toàn cảnh mà vẫn đảm bảo hình ảnh hiển thị sắc nét.

Thiết kế viền màn hình mỏng còn mang lại khả năng ghép nhiều màn hình cùng lúc mà vẫn đảm bảo sự liền mạch, giúp mở rộng không gian trải nghiệm và sáng tạo của người dùng.

Ngoài ra, HP còn hỗ trợ thêm phần mềm HP My Display Smart giúp phân vùng màn hình để có thể truy cập và hoạt động trên nhiều cửa sổ ứng dụng cùng một lúc và thậm chí là lưu các thiết lập người dùng ưa thích để khởi động dễ dàng trong mọi công việc.

HP Pavilion 24es/er giúp người xem có trải nghiệm màu sắc hiển thị sống động, nhờ được trang bị màn hình có kích thước 23.8" với độ phân giải Full HD 1920 x 1080 @ 60 Hz và được hỗ trợ lên tới 16.7 triệu màu (bằng công nghệ FRC) cho hình ảnh sắc nét.

Đồng thời, mẫu model này còn có độ tương phản khá tốt, đạt 1,000: 1 tĩnh và 10,000,000: 1 động với thời gian đáp ứng nhanh chỉ trong 7 giây.

Là sản phẩm thuộc phân khúc tầm trung, HP Pavilion 24es/er vẫn được HP trang bị thêm tấm nền IPS cùng góc nhìn lên đến 178° cho phép trải nghiệm hình ảnh tuyệt đẹp từ mọi góc độ.

Đặc điểm này thích hợp cho người dùng ở các tư thế ngồi khác nhau. Với các game đòi hỏi việc quan sát đồng đội, màn hình máy tính IPS sẽ mang lại cho game thủ hình ảnh đẹp không bị cản trở bởi góc nhìn.

Bên cạnh đó dòng máy này được đánh giá là giải pháp tối ưu hóa điện năng cho doanh nghiệp, do HP Pavilion 24es/er có thiết kế nhỏ gọn và tiết kiệm điện năng đó chính là sử dụng công nghệ màn hình LED hiện đại đang được ưa chuộng hiện nay.

Về tính thẩm mỹ, HP sử dụng công nghệ màn hình LED không cần dùng pannel kính nên khung viền màn hình HP Pavilion 24es/er được thiết kế mỏng hơn.

Về khả năng tiết kiệm năng lượng, theo HP, sản phẩm giúp người dùng tiết kiệm hơn 30% điện năng tiêu thụ so với màn hình LCD thông thường. Màn hình LCD của HP Pavilion 24es/er sử dụng công nghệ màn hình LED có khả năng tự phát ra ánh sáng do sự vận động của các electron bên trong môi trường bán dẫn.

Vì thế, sản phẩm được khuyến khích sử dụng trong môi trường văn phòng hay doanh nghiệp, nơi các màn hình máy tính luôn được làm việc với công suất trung bình 15/24 tiếng/ngày.

Các sản phẩm hiện đã được phân phối tại các đại lý của FPT Trading trên toàn quốc với giá tham khảo cho HP Pavilion 24es/er là 3.980.000 đồng.

* Thông tin chi tiết:

Website: http://phanphoi.fpt.com.vn.

Đọc tiếp »

Phạt nặng đại lý bán SIM kích hoạt sẵn

© Bản quyền thuộc về VnEconomy, báo điện tử thuộc nhóm Thời báo Kinh tế Việt Nam

Giấy phép Báo điện tử số 123/GP-BTTTT, cấp ngày 7/4/2014

Mọi tin bài đăng lại từ website này phải có sự chấp thuận bằng văn bản của VnEconomy.

Các trang ngoài sẽ được mở ra ở cửa sổ mới. VnEconomy không chịu trách nhiệm nội dung các trang ngoài.

Tổng biên tập: Giáo sư Đào Nguyên Cát

Trụ sở Tòa soạn: 96 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: (84-4) 3755 2060 - 3755 2059 / Fax: (84-4) 3755 2046

Đọc tiếp »

“Taxi bay” không còn là giấc mơ

Theo Bloomberg, giải pháp “taxi bay” sẽ cần tới những phương tiện bay chạy bằng điện thế hệ mới, có thể cất và hạ cánh từ các sân bay lên thẳng đặt quanh thành phố, mà chủ yếu là trên nóc tòa nhà cao tầng. Ý tưởng này giờ đây không còn là giấc mơ và đang được các hãng công nghệ dần hiện thực hóa.

Theo Bloomberg Businessweek, trong một phát biểu năm ngoái, nhà đồng sáng lập Google chia sẻ tham vọng của hãng này với máy bay chở khách tự động và cho rằng ý tưởng này vẫn luôn được nung nấu trong giới công nghệ.

Những dự án ấp ủ

Đầu tuần này, Uber Technologies Inc. tiết lộ dự án phát triển xe điện bay với sự hợp tác của 5 công ty hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Mục đích của dự án này là phát triển phương tiện "xe bay” và cung cấp dịch vụ bắt "taxi bay" với giá phải chăng. Hãng này dự kiến tiến hành thử nghiệm lần đầu tiên vào năm 2020 tại Dallas và Dubai - nơi thường tắc nghẽn bởi lượng xe hơi quá lớn.

Tháng 10 năm ngoái, Uber cho phát hành sách trắng nói về khả năng của những chiếc máy bay cất cách và hạ cánh thẳng đứng, và khẳng định nhu cầu đi lại bằng phương tiện bay trong nội vi thành phố.

Bất chấp những khó khăn và những câu hỏi còn bỏ ngỏ về các yếu tố như vật lý, tính an toàn, chi phí, nhiều hãng công nghệ và nhà sản xuất vẫn háo hức với ý tưởng này. Nhà sản xuất máy bay Bell Helicopter của Textron Inc. cho rằng ý tưởng này sẽ là tiền đề cho dòng máy bay thế hệ mới, ban đầu sẽ là động cơ hỗn hợp trước khi chuyển thành động cơ hoàn toàn bằng điện.

Embraer SA, sản xuất cả máy bay quân sự và dân sự giống Bell, cũng hi vọng trong tương lai sẽ được sản xuất loại phương tiện bay này với hệ thống kiểm soát bay tiên tiến, cho phép bay tự động không cần phi công.

Tháng trước, Airbus cũng công bố mô hình “taxi bay” mang tên "Pop.Up" với kỳ vọng có thể chấm dứt nạn ùn tắc giao thông. Đây là hệ thống dạng module gồm một khoang chở khách hai chỗ có thể lắp lên khung gầm 4 bánh, đồng thời có khả năng sử dụng động cơ cánh quạt như flycam để di chuyển khi các con đường bị tắc nghẽn, theo Wired.

Tuy nhiên, Airbus khẳng định Pop.Up sẽ không được triển khai trước giai đoạn 2024-2027.

Trước đó, hồi tháng 2, theo công bố của Cơ quan giao thông đường bộ Dubai, thành phố sẽ bắt đầu vận hành taxi bay dọc theo các lộ trình vạch trước từ hè thàng 7/2017, Techcrunch đưa tin.

Thành phố sẽ sử dụng mẫu xe điện tự động Ehang 184 để đưa mọi người đi lại trên không trung, theo New York Times. Chiếc máy bay có thể chở hành khách nặng tối đa 100 kg qua quãng đường 50 km trong một lần sạc, ở tốc độ tối đa 160 km/h.

Còn nhiều thử thách

Dù ý tưởng đưa “taxi bay” giờ đây không còn xa vời nữa nhưng vẫn cần phải đạt được các điều kiện tiên quyết như về cơ sở pháp lý và kỹ thuật trước khi có thể bắt “taxi” ngay trên nóc nhà, Cục Quản lý hàng không liên bang Mỹ (FAA) cho biết đang nghiên cứu hệ thống tự động hóa cho thiết bị bay không người lái.

“Cần phải có nghiên cứu sâu hơn nữa, đặc biệt là để xác định những rủi ro trong hoạt động, đảm bảo bay tự động một cách an toàn và tương tác hợp lý với hệ thống kiểm soát không lưu”, FAA cho biết trong một thông cáo.

Điều cuối cùng khiến FAA bận tâm là làm sao để đưa những chiếc máy bay này vào không phận Mỹ? Đây là vấn đề khá phức tạp bởi hiện các máy bay thương mại chở hàng đang gặp nhiều khó khăn với các nhà làm luật.

Mọi máy bay có thiết kế mới đều cần phải có những tiêu chuẩn, quy định mới và chứng nhận của chính phủ cho những tiêu chuẩn đó. Đồng thời, trước khi đưa vào thực tế, chúng phải được thử nghiệm rất nhiều lần.

Nhiều năm nay, công nghệ pin đang ngày càng tiên tiến, trở nên nhỏ và nhẹ hơn, hai yếu tố thiết yếu cần cho một thiết bị cất và hạ cánh theo chiều dọc. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có công ty nào chế tạo được chiếc máy bay theo ý tưởng của Uber, cũng chưa có chiếc nào chạy bằng pin chở được 3 - 4 người.

Ngoài ra, các tòa nhà nơi đặt điểm đỗ cũng sẽ quan tâm tới những phức tạp khi có nhiều người đến và đi từ nóc nhà họ. Nhiều tòa nhà thậm chí phải sửa sang lại mái để đáp ứng điều kiện thành điểm cất/hạ cánh.

“Chưa biết tiến trình này sẽ tiến triển nhanh cỡ nào nhưng chúng ta đang thực sự có nhu cầu”, đại điện của Uber và Bell nhận định.

Đọc tiếp »

Doanh số iPhone bất ngờ sụt giảm

Doanh số điện thoại thông minh (smartphone) iPhone, dòng sản phẩm chủ lực của hãng công nghệ Mỹ Apple, bất ngờ giảm trong quý 2 vừa qua - một dấu hiệu cho thấy người tiêu dùng có thể đang trì hoãn kế hoạch nâng cấp điện thoại để chờ mẫu iPhone phiên bản thứ 10 dự kiến trình làng trong năm nay.

Hãng tin Reuters dẫn báo cáo tài chính quý 2/2017 được Apple công bố sau khi thị trường chứng khoán Mỹ đóng cửa phiên giao dịch ngày 2/5 cho biết “quả táo” bán được 50,76 triệu đơn vị sản phẩm iPhone trong quý, giảm từ mức 51,19 triệu chiếc cùng kỳ năm ngoái và thấp hơn so với mức dự báo 52,27 triệu chiếc mà giới phân tích đưa ra.

Giám đốc tài chính (CFO) Luca Maestri của Apple giải thích rằng sự suy giảm doanh số iPhone trong quý 2 không tệ như những gì mà các con số thể hiện. Theo ông Maestri, báo cáo tài chính của Apple tính đến số iPhone mà hãng cung cấp cho các nhà bán lẻ, thay vì số đơn vị sản phẩm đã được bán tới tận tay người tiêu dùng.

Vị CFO nói rằng, trong quý 2, Apple đã giảm được khoảng 1,2 triệu đơn vị sản phẩm iPhone trong lượng hàng tồn kho tại các kênh bán lẻ, đồng nghĩa với hãng thực chất bán được khoảng 52 triệu chiếc điện thoại đến tận tay khách hàng trong quý.

Bất chấp doanh số giảm, doanh thu của iPhone vẫn tăng 1,2% trong quý nhờ giá bán sản phẩm trung bình cao hơn.

Tổng doanh thu quý 2 của Apple tăng 4,6%, đạt mức 52,9 tỷ USD, thấp hơn mức dự báo 53,02 tỷ USD mà giới phân tích đưa ra.

Một điểm sáng trong báo cáo kết quả kinh doanh lần này của Apple là doanh thu mảng dịch vụ, bao gồm App Store, Apple Music, Apple Pay và iCloud, tăng vọt 17,5%, đạt mức 7,04 tỷ USD.

Trong khi đó, doanh thu của Apple tại thị trường Trung Quốc đại lục, Hồng Kông và Đài Loan, tiếp tục sụt giảm. Trong quý, doanh thu của hãng tại các thị trường này sụt 14,1%, còn 10,73 tỷ USD.

Tỷ suất lợi nhuận gộp của Apple trong quý 2 đạt 38,9%, cao hơn mức dự báo 38,7% của giới phân tích, bất chấp giá con chip đầu vào tăng.

Giới đầu tư hiện đang đặt nhiều hy vọng vào chiếc iPhone thế hệ thứ 10 mà Apple được dự báo sẽ ra mắt vào mùa thu năm nay. Các mẫu iPhone mới thường được Apple giới thiệu vào tháng 9 hàng năm. Một số nguồn tin nói rằng chiếc iPhone thế hệ 10 sẽ có những tính năng mới như xạc không dây, nhận diện khuôn mặt 3D và màn hình cong.

Việc nhiều người tiêu dùng chờ đợi chiếc iPhone thế hệ thứ 10 có thể là nguyên nhân khiến lượng tiêu thụ iPhone giảm trong quý 2.

Lợi nhuận ròng quý 2 của Apple tăng lên mức 11,03 tỷ USD, tương đương 2,1 USD/cổ phiếu, từ mức 10,52 tỷ USD, tương đương 1,9 USD/cổ phiếu cùng kỳ năm ngoái. Mức lợi nhuận này cũng cao hơn dự báo của giới phân tích.

Dự trữ tiền mặt của Apple tính đến cuối quý 2 đã tăng lên mức kỷ lục 256,8 tỷ USD, nhiều hơn 10 tỷ USD so với quý trước đó. Mức dự trữ tiền mặt này lớn hơn giá trị vốn hóa thị trường của tập đoàn công nghiệp Mỹ General Electric (GE) và chủ yếu được Apple cất giữ ở nước ngoài để tránh thuế Mỹ.

Giá cổ phiếu của Apple đã giảm tới 2% sau khi kết quả kinh doanh của hãng được công bố. Trước đó, giá trị vốn hóa của hãng đã lập kỷ lục gần 777 tỷ USD trong phiên giao dịch ngày thứ Ba.

Đọc tiếp »

90% nhân sự quản lý tại Samsung sẽ là người Việt

© Bản quyền thuộc về VnEconomy, báo điện tử thuộc nhóm Thời báo Kinh tế Việt Nam

Giấy phép Báo điện tử số 123/GP-BTTTT, cấp ngày 7/4/2014

Mọi tin bài đăng lại từ website này phải có sự chấp thuận bằng văn bản của VnEconomy.

Các trang ngoài sẽ được mở ra ở cửa sổ mới. VnEconomy không chịu trách nhiệm nội dung các trang ngoài.

Tổng biên tập: Giáo sư Đào Nguyên Cát

Trụ sở Tòa soạn: 96 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: (84-4) 3755 2060 - 3755 2059 / Fax: (84-4) 3755 2046

Đọc tiếp »

Facebook sắp cán mốc 2 tỷ người dùng

Theo Business Insider, quý 1/2017, doanh thu Facebook tăng 49%, vượt qua dự báo của phố Wall trước đó nhờ mảng quảng cáo di động tăng trưởng mạnh. Mạng xã hội lớn nhất thế giới cũng ghi nhận tăng trưởng lớn về lượng người dùng hoạt động hàng tháng, đạt mức 1,93 tỷ, tăng 80 triệu người so với quý trước.

Cụ thể, trong quý 1, doanh thu Facebook đạt 8,03 tỷ USD, vượt qua mức dự báo 7,83 tỷ USD, tăng 49% so với cùng kỳ năm ngoái. Lượng người dùng hoạt động hàng tháng đạt 1,94 tỷ, tăng từ 1,86 tỷ người của quý trước. Còn lượng người dùng hoạt động hàng ngày là 1,28 tỷ, tăng từ 1,23 tỷ của quý trước.

Facebook cũng cho biết đây là lần đầu tiên hãng này "không còn báo cáo chi phí, thu nhập, thuế suất và thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) theo non-GAPP (cách tính không theo bộ quy tắc chuẩn kế toán)", điều có thể đã khiến nhà đầu tư hiểu lầm về kết quả kinh doanh cũng như cổ phiếu thưởng của công ty.

Dù vậy, cổ phiếu của mạng xã hội này lại giảm gần 2% sau khi kết quả kinh doanh quý 1 được công bố.

Theo Business Insider, Giám đốc tài chính (CFO) của Facebook, David Wehner, tỏ ra lạc quan về kết quả kinh doanh thời gian tới. Dave Wehner nhấn mạnh rằng doanh thu của Facebook từ quảng cáo trên bảng tin (News Feed) sẽ giảm trong quý 2, nhưng sẽ thay bằng hai nhân tố thúc đẩy tăng trưởng chính là Instagram và quảng cáo video.

Hãng này không công bố doanh thu từ Instagram, nhưng eMarketer dự báo ứng dụng này sẽ mang về khoảng 3,9 tỷ USD doanh thu quảng cáo cho Facebook trong năm nay, tăng 106% so với năm trước.

Wehner cho biết công ty có kế hoạch tăng đầu tư cho việc xây dựng trung tâm dữ liệu, các dự án hạ tầng internet và tuyển thêm nhân sự. Ông cho biết, riêng trong quý 1, Facebook đã chiêu mộ thêm 1.700 nhân viên.


Đọc tiếp »

VinaPhone cảnh báo nguy cơ người dùng bị... tống tiền

© Bản quyền thuộc về VnEconomy, báo điện tử thuộc nhóm Thời báo Kinh tế Việt Nam

Giấy phép Báo điện tử số 123/GP-BTTTT, cấp ngày 7/4/2014

Mọi tin bài đăng lại từ website này phải có sự chấp thuận bằng văn bản của VnEconomy.

Các trang ngoài sẽ được mở ra ở cửa sổ mới. VnEconomy không chịu trách nhiệm nội dung các trang ngoài.

Tổng biên tập: Giáo sư Đào Nguyên Cát

Trụ sở Tòa soạn: 96 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: (84-4) 3755 2060 - 3755 2059 / Fax: (84-4) 3755 2046

Đọc tiếp »

Facebook kiếm 4 USD từ mỗi tài khoản trong 3 tháng

Với hàng tỷ người dùng, mạng xã hội lớn nhất hành tinh Facebook dễ dàng đạt doanh thu và lợi nhuận hàng tỷ USD mỗi quý.

Hãng tin CNBC dẫn báo cáo kết quả kinh doanh được Facebook công bố ngày 3/5 cho biết, công ty này đạt doanh thu 8,03 tỷ USD trong quý đầu năm nay, tăng 49% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận đạt 3,1 tỷ USD, tăng 76%.

Ngoài mạng xã hội, Facebook còn sở hữu mạng chia sẻ ảnh Instagram, ứng dụng nhắn tin Messenger và WhatsApp. Nhờ đó, Facebook là công ty quảng cáo banner số lớn nhất thế giới.

Tính trung bình, trong 3 tháng đầu năm 2017, Facebook đạt doanh thu 4,23 USD từ mỗi tài khoản người dùng trên toàn thế giới, đưa tổng doanh thu quảng cáo của công ty tăng 51% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong quý 1/2016, doanh thu của Facebook tính trên mỗi tài khoản người dùng là 3,32 USD. Tuy nhiên, nếu so với quý 4/2016, doanh thu bình quân mỗi tài khoản người dùng của Facebook đã giảm từ mức 4,83 USD.

Mặc dù vậy, sự đi xuống này được xem là dễ hiểu bởi mùa mua sắm cuối năm thường là thời điểm mà các công ty chi mạnh nhất cho quảng cáo.

“Hiện đang có 70 triệu doanh nghiệp sử dụng trang Facebook trên khắp thế giới hàng tháng, và ngày càng nhiều doanh nghiệp trong số họ trở thành khách hàng quảng cáo”, Giám đốc Hoạt động (COO) Sheryl Sandberg của Facebook cho biết. “Gần đây, chúng tôi cũng đã công bố rằng hơn 5 triệu doanh nghiệp đang đăng quảng cáo trên Facebook”.

Doanh thu quảng cáo của Facebook đa dạng theo từng khu vực. Tại Mỹ và Canada, công ty đạt doanh thu quảng cáo bình quân trên mỗi tài khoản người dùng trong quý 1 là 17,07 USD. Đối với châu Âu và châu Á-Thái Bình Dương, con số tương ứng lần lượt là 5,42 USD và 1,98 USD/oz. Doanh thu trung bình tại các khu vực còn lại trên thế giới là 1,27 USD/tài khoản người dùng.

Theo bà Sandberg, ngày càng có nhiều doanh nghiệp nhận thấy lợi ích lớn từ việc quảng cáo trên di động, chuyển từ quảng cáo truyền hình và quảng cáo báo in để tiếp cận với người tiêu dùng thông qua chiếc điện thoại thông minh (smartphone) của họ.

Báo cáo kết quả kinh doanh của Facebook cho hay, trong quý vừa qua, 85% doanh thu quảng cáo của công ty là từ di động, từ mức 82% cùng kỳ năm ngoái.

Không chỉ tăng doanh thu quảng cáo, Facebook còn thu hút thêm được một lượng người dùng không nhỏ. Trong 3 tháng đầu năm, mạng này đã có thêm 80 triệu người dùng hàng tháng, nâng tổng số người dùng lên 1,94 tỷ người, bằng 1/4 dân số thế giới.

Facebook, mạng xã hội ra đời cách đây 13 năm, dự kiến sẽ cán mốc 2 tỷ người dùng trong vài tuần tới.

Đọc tiếp »

“Cuộc chơi IoT” dưới góc nhìn của TS. Timothy Chou

© Bản quyền thuộc về VnEconomy, báo điện tử thuộc nhóm Thời báo Kinh tế Việt Nam

Giấy phép Báo điện tử số 123/GP-BTTTT, cấp ngày 7/4/2014

Mọi tin bài đăng lại từ website này phải có sự chấp thuận bằng văn bản của VnEconomy.

Các trang ngoài sẽ được mở ra ở cửa sổ mới. VnEconomy không chịu trách nhiệm nội dung các trang ngoài.

Tổng biên tập: Giáo sư Đào Nguyên Cát

Trụ sở Tòa soạn: 96 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: (84-4) 3755 2060 - 3755 2059 / Fax: (84-4) 3755 2046

Đọc tiếp »

Vì đâu loạt tượng đài công nghệ Nhật “ngã ngựa”?

Theo CNN, hàng loạt doanh nghiệp được xem là “tượng đài công nghệ” một thời của Nhật hiện đứng ngoài xu hướng công nghệ toàn cầu, phát triển trì trệ, thậm chí bị khai tử do những quyết định đầu tư sai lầm, sự bảo thủ và bê bối tài chính.

Toshiba - Trên bờ vực phá sản

Từng đi tiên phong trong mảng laptop, TV và đồ điện tử gia dụng, Toshiba đang trên bờ vực phá sản và lay lắt tồn tại nhờ hỗ trợ tài chính từ ngân hàng.

"Toshiba là một trong nhiều công ty xác sống của Nhật”, Jesper Koll, CEO của Quỹ đầu tư WisdomTree Investments Nhật Bản, nhận định.

Sau khi để mất thị phần vào tay các công ty Trung Quốc và Hàn Quốc trong các mảng kinh doanh chủ chốt, đế chế này quay sang bám víu các mảng còn lại. Toshiba mạnh tay đầu tư vào ngành năng lượng hạt nhân thông qua thương vụ mua lại công ty Westinghouse Electric của Mỹ.

Tuy nhiên, năm 2015, loạt bê bối kế toán bị phát giác khiến hãng này bận rộn giải quyết, mảng hạt nhân cũng thất bại nặng nề.

Tháng 2/2017, Toshiba cho biết những khó khăn và chi phí khổng lồ tại Westinghouse Electric có thể khiến hãng này tiêu tốn 6,3 tỷ USD. Sau đó, Westinghouse đệ đơn xin phá sản tại Mỹ, còn Toshiba cũng hoài nghi khả năng tồn tại của mình tại Nhật.

Chỉ trong vài tháng, giá cổ phiếu Toshiba sụt hơn một nửa. Hãng này cũng phải bán đi mảng kinh doanh chíp nhớ và một số tài sản khác để cố cầm cự.

Sharp - Bán mình cho Foxconn

Vào những năm 1980, Sharp nổi tiếng với các loại máy tính bỏ túi, đầu băng và máy cassette bỏ túi cao cấp. Tiếp đó, hãng này đầu tư mạnh tay vào TV LCD, màn hình tấm lớn, và cũng thu được những thành công nhất định.

Tuy nhiên, sau đó, khủng hoảng tài chính toàn cầu và đồng Yên mạnh lên khiến nhu cầu sụt giảm mạnh, Sharp rơi vào tình cảnh thảm hại.

Trong nhiều năm, hãng này đứng bên bờ vực phá sản và tiếp tục cầm cự nhờ hai lần cứu trợ của ngân hàng.

Năm 2015, Sharp công bố lỗ nặng và sa thải 5.000 nhân viên trên toàn cầu. Đây là điều khó chấp nhận tại Nhật Bản, nơi một công ty luôn cố gắng để không sa thải nhân viên, Keith Henry, nhà sáng lập của Asia Strategy tại Tokyo cho biết.

Năm 2016, Sharp bán mình cho hãng điện tử Foxconn của Đài Loan.

Olympus - Bê bối kế toán

Olympus khởi đầu là nhà sản xuất kính hiển vi và dần trở thành hãng sản xuất máy ảnh và cung cấp thiết bị y tế hàng đầu Nhật Bản. Tuy nhiên, hành vi gian lận kế toán đã nhấn chìm biểu tượng công nghệ một thời này.

Năm 2011, Michael Woodford trở thành giám đốc điều hành nước ngoài đầu tiên của Olympus và nhanh chóng phát hiện hành vi giả mạo báo cáo tài chính của công ty này.

Theo đó, Olympus đã che giấu những khoản lỗ kéo dài trong nhiều năm, từ những năm 1990. Khi Woodford đặt nghi vấn, ông đột ngột bị sa thải. Nhưng lúc này không gì có thể cứu vãn tình hình.

Woodford tố giác hành vi che dấu khoản lỗ 1,7 tỷ USD trong 13 năm của hãng máy ảnh danh tiếng.

Theo CNN, đây có thể coi là “nỗi đau” của Olympus khi bị chính người nội bộ tố cáo.

Sau này, Woodford cho biết văn hoá kính lão cực đoan của người Nhật (luôn coi trọng những người có thâm niên hoặc địa vị cao hơn) là căn nguyên của vấn đề Olympus gặp phải. Sự tôn trọng đối với cấp trên đã tạo nên môi trường mà ở đó những quyết định quản lý thiếu sáng suốt không bị cản trở trong thời gian dài.

Sau đó, ban lãnh đạo mới đã giúp vực dậy công ty. Cổ phiếu tăng gần 10 lần kể từ mức đáy năm 2011 nhờ doanh số mảng thiết bị y tế tăng trưởng mạnh. Tuy vậy, sức ảnh hưởng của Olympus trên sân chơi điện tử, đặc biệt là máy ảnh, đã không còn như xưa.

Sanyo – Rơi vào tay Panasonic

Sanyo từng là hãng sản xuất hàng điện tử tiêu dùng lớn thứ ba của Nhật, chuyên bán pin điện thoại di động và đồ gia dụng. Từ năm 1978, công ty này đã đặt biển quảng cáo neon khổng lồ tại ngay ở Piccadilly Circus, điểm du lịch hút khách hàng đầu tại London.

Vào những năm 2000, Sanyo đối mặt với cạnh tranh gay gắt từ các công ty điện tử của Trung Quốc và Hàn Quốc.

Đồng Yên mạnh lên cũng khiến hàng xuất khẩu của Nhật trở nên đắt đỏ, khiến hàng loạt nhà sản xuất phải sáp nhập để tồn tại.

Năm 2009, Sanyo bị Panasonic thâu tóm. Tấm biển quảng cáo khổng lồ tại Piccadilly Circus, cũng như bản thân Sanyo, trở thành nạn nhân của cuộc cách mạng công nghệ.

Khi được tư vấn thay tấm biển trên bằng màn hình LED hiện đại, công ty này cho biết “cảm thấy không cần phải thay nó vì chi phí lớn”.

Năm 2011, Sanyo chính thức bị khai tử khi Panasonic tuyên bố ngừng sử dụng thương hiệu Sanyo mà thống nhất mọi sản phẩm của hãng dưới tên gọi Panasonic.

Đọc tiếp »

Thứ Năm, 27 tháng 4, 2017

Viettel Global đặt mục tiêu doanh thu hơn 1,3 tỷ USD trong 2017

Tổng công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global) vừa công bố nhiều thông tin về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2016.

Đây là công ty con của Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), với tỷ lệ sở hữu của Viettel lên tới 98,68%.

Theo công bố, năm 2016, Viettel Global đã cung cấp dịch vụ tới 24 triệu thuê bao, với doanh thu cộng ngang đạt 1,041 tỷ USD (khoảng 23.700 tỷ đồng), giảm 21% so với cùng kỳ và đạt 70% so với kế hoạch đề ra.

Ban lãnh đạo Viettel Global cho biết, doanh thu giảm mạnh so với kế hoạch là do tại một số thị trường châu Phi bị ảnh hưởng của biến động tỷ giá khi quy đổi doanh thu từ đồng nội tệ sang USD như Mozambique biến động 58%, Burundi chênh lệch tỷ giá tăng 28%.

Tuy nhiên, tính theo đồng nội tệ của các nước thì doanh thu tại thị trường châu Phi vẫn tăng, như Tanzania tăng 1.343%, Cameroon tăng 43%, Burundi tăng 42%, Movitel tăng 7%, Natcom tăng 6%.

Ngoài ra, lý do khiến doanh thu Viettel Global sụt giảm còn do một số thị trường gặp thiên tai như bão, lũ lụt.

Việc lợi nhuận không đạt kế hoạch cũng được ban lãnh đạo Viettel Global lý giải là đến từ việc đầu tư mạng 4G theo xu hướng công nghệ hiện tại và đẩy mạnh vào các thị trường quy mô lớn như Tanzania, Cameroon, do đó doanh thu chưa đủ bù chi phí.

Viettel Global cũng cho biết công ty đang gặp vấn đề về nhân sự, thiếu các chuyên gia giỏi, trình độ chuyên môn cao, yếu kém về ngoại ngữ, thiếu kinh nghiệm xử lý các tình huống tại môi trường mà có văn hoá, chính trị, pháp luật hoàn toàn khác so với Việt Nam.

Năm 2017, Viettel Global đặt kế hoạch doanh thu là 1,339 tỷ USD, tăng 29% so với năm 2016, kế hoạch lợi nhuận trước thuế là 5 triệu USD.

Viettel Global cho biết các thị trường công ty đã đầu tư đang phải đối mặt với nhiều đối thủ lớn như Orange, MTN, Movistar, Claro, Digicel, Axiata… Đây là các nhà mạng có thương hiệu và đã khai thác nhiều năm, tiềm lực kinh tế mạnh.

Ngoài ra, xu thế sử dụng các dịch vụ OTT như Viber, WhatsApp, Facebook... đã khiến cho doanh thu các dịch vụ truyền thống như điện thoại, nhắn tin ngày càng giảm.

Viettel Global đánh giá, việc mất giá của đồng nội tệ các nước mà công ty đầu tư so với đồng USD có xu hướng trở lại cùng với những biến động chính trị, thiên tai, kinh tế đang là trở ngại lớn, ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh.

Hơn một thập kỷ trước, vào năm 2006, Viettel quyết định mở rộng kinh doanh ra nước ngoài với mục tiêu tìm kiếm thị trường tiềm năng, khi đó Viettel Global được thành lập với sứ mệnh trở thành tập đoàn viễn thông lớn mạnh tầm quốc tế. Đây là một trong những công ty có lượng vốn đầu tư ra nước ngoài lớn nhất Việt Nam.

Hiện Viettel Global đã có trụ sở và khai thác dịch vụ viễn thông tại nhiều nước như Campuchia, Lào, Đông Timor, Haiti, Mozambique, Cameroon, Burundi, Tanzania, Myanmar.

Đọc tiếp »

Sau 5 năm thất bại, Marissa Mayer rời Yahoo với 186 triệu USD

Sau 5 năm giữ vị trí Tổng giám đốc Yahoo, Marissa Mayer đã không thể vực dậy hãng internet lừng lẫy một thời này. Bà sẽ rời công ty sau khi Verizon hoàn tất thương vụ mua lại Yahoo với giá 4,5 tỷ USD vào tháng 6 tới.

Theo thông tin mới được công bố của Yahoo, bà Mayer hiện nắm giữ 4,5 triệu cổ phiếu và quyền chọn của hãng, cùng với cổ phiếu giới hạn sau khi thương vụ với Verizon hoàn tất.

Hãng tin CNN cho biết, khi thực hiện các quyền chọn cổ phiếu của mình, bà Mayer sẽ ra đi với 186 triệu USD, tính theo mức giá 48,14 USD/cổ phiếu kết thúc phiên giao dịch hôm thứ 2.

Bà cũng sẽ được nhận 3 triệu USD đền bù thôi việc và trợ cấp tiền mặt theo doanh số được công bố vào tháng 7 năm ngoái.

Năm 2012, bà Mayer lên nắm quyền điều hành Yahoo với sứ mệnh đảo ngược vận đen và vực dậy công ty khi đó đang trên đà suy thoái. Tuy nhiên, sau nửa thập kỷ, rốt cuộc bà vẫn chỉ là người trông chừng từng bước suy thoái của đế chế Internet lẫy lừng lẫy một thời này.

Năm ngoái, hãng này đã cắt bớt tiền thưởng của bà Mayer sau khi 1 tỷ tài khoản người dùng Yahoo bị tin tặc tấn công.

Dù không thành công nhưng trong nhiệm kỳ của mình, Mayer cũng đạt được một số thành tựu nhất định, trong đó có việc tìm được đơn vị mua lại mảng vận hành Internet cốt lõi của Yahoo, bao gồm Yahoo.com, mảng kinh doanh video và quảng cáo, và ứng dụng di động.

Sau thương vụ này, số cổ phần tại hãng thương mại điện tử khổng lồ Trung Quốc Alibaba và Yahoo Nhật Bản sẽ vẫn thuộc sở hữu của các cổ đông hiện tại của Yahoo dưới dạng cổ phiếu mới và độc lập.

Về phần Verizon, sau khi thâu tóm Yahoo, hãng này sẽ cho sáp nhập với AOL để thành lập một đơn vị truyền thông mới tên là Oath.

Theo giới quan sát, với công ty truyền thông mới này, Verizon dường như đang nuôi tham vọng tạo ra một hệ thống website hút quảng cáo lớn thứ 3 thế giới, sau Google và Facebook.

Đọc tiếp »

Viettel lên kế hoạch xâm nhập hai thị trường nửa tỷ dân

© Bản quyền thuộc về VnEconomy, báo điện tử thuộc nhóm Thời báo Kinh tế Việt Nam

Giấy phép Báo điện tử số 123/GP-BTTTT, cấp ngày 7/4/2014

Mọi tin bài đăng lại từ website này phải có sự chấp thuận bằng văn bản của VnEconomy.

Các trang ngoài sẽ được mở ra ở cửa sổ mới. VnEconomy không chịu trách nhiệm nội dung các trang ngoài.

Tổng biên tập: Giáo sư Đào Nguyên Cát

Trụ sở Tòa soạn: 96 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: (84-4) 3755 2060 - 3755 2059 / Fax: (84-4) 3755 2046

Đọc tiếp »

“Tài khoản giả mạo không có chỗ dung thân trên Facebook”

© Bản quyền thuộc về VnEconomy, báo điện tử thuộc nhóm Thời báo Kinh tế Việt Nam

Giấy phép Báo điện tử số 123/GP-BTTTT, cấp ngày 7/4/2014

Mọi tin bài đăng lại từ website này phải có sự chấp thuận bằng văn bản của VnEconomy.

Các trang ngoài sẽ được mở ra ở cửa sổ mới. VnEconomy không chịu trách nhiệm nội dung các trang ngoài.

Tổng biên tập: Giáo sư Đào Nguyên Cát

Trụ sở Tòa soạn: 96 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: (84-4) 3755 2060 - 3755 2059 / Fax: (84-4) 3755 2046

Đọc tiếp »

Thứ Ba, 25 tháng 4, 2017

“Việt Nam có thể đi đầu cách mạng công nghiệp 4.0”

Cuộc cách mạng nào cũng chỉ có giá trị khi chúng ta làm những cái người khác chưa làm, vì thế chúng ta hoàn toàn có thể đón nhận và đi đầu được trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hay còn gọi là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Quan điểm trên được ông Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) đưa ra tại diễn đàn “Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 - Được và mất”, do Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức chiều 7/4.

Vị lãnh đạo Viettel cho rằng, Việt Nam đang có cơ hội rất lớn trong cuộc cách mạng này, bởi “đây là cuộc cách mạng mà gọi nôm na là cái B sẽ thay thế cái A, nên tất cả những ông nào đang có A thì nguy cơ lớn hơn rất nhiều những ông không có A. Việt Nam mình đi sau, ba cuộc cách mạng trước chúng ta xây dựng nền tảng chưa đáng bao nhiêu. Trong khi các nước phát triển thì bỏ hàng triệu tỷ USD vào đó rồi (đã có cái A) nên có dám bỏ nó đi không, chắc chắn rất khó”.

“Mình chưa có cái A mình làm ngay cái B, thì rất thuận lợi. Đấy chính là cơ hội cho Việt Nam. Nhiều khi cơ hội đến là vì chúng ta quá nghèo, cơ hội đến là vì chúng ta không biết gì”, ông nói.

Đặt câu hỏi thế nào là doanh nghiệp 4.0, ông Hùng ví von, mình cứ làm những gì ngược lại những thứ ai đó đang làm, thì đó là 4.0.

“Ví dụ như chúng ta đi mua cái máy điều hòa, nhưng bản chất có muốn mua máy điều hòa đâu, mà mình mua không khí lạnh. Nếu như bây giờ có ai cung cấp không khí lạnh cho gia đình tôi thì tôi mua ngay. Mua điều hòa 12 tháng thì mình dùng có ba tháng thôi, 9 tháng không dùng máy điều hòa đó mà vẫn phải trả tiền, vì nó tiếp tục hỏng, tiếp tục phải bảo trì… thì tự nhiên thành một “ông Uber” mới ngay”, ông nói.

“Hay ai cũng nói Internet là thành tựu vĩ đại của nhân loại và tất cả chúng ta đều nghĩ là như vậy. Nhưng ta lại không nghĩ rằng bây giờ Internet không dùng được, vì sao vậy? Vì chúng ta hỏi một câu hỏi thì có tới 10 nghìn câu trả lời và rất khác nhau, không được kiểm chứng, và vì thế không dùng được. Cộng với Google là công cụ chính để đưa các câu trả lời trên màn hình và là ông quảng cáo nên ai trả tiền nhiều thì được đẩy lên trên”.

Người đứng đầu Viettel nói: “Nếu chúng ta nghĩ cuộc cách mạng lần thứ tư là cuộc cách mạng về công nghệ thì rất khó cho người Việt Nam. Nhưng, nếu chúng ta nhìn cuộc cách mạng này bằng sự phát hiện vấn đề và nhu cầu, thì người Việt Nam mình vô cùng may mắn, vô cùng có sức mạnh, vì chúng ta là nước thu nhập trung bình thấp, có rất nhiều vấn đề, có rất nhiều khát vọng và đó là lợi thế của Việt Nam”.

Theo ông, nếu nhìn cuộc cách mạng này là cuộc cách mạng của các doanh nghiệp lớn, của những người có nhiều tiền, của những người có nhiều công nghệ thì chúng ta không có cơ hội. Nhưng nếu nghĩ đây là cuộc cách mạng là của toàn dân, liên quan đến mọi người dân và mọi người dân đều tham gia được.

“Vì người Việt Nam rất giỏi phát động một cuộc cách mạng toàn dân. Nếu mình làm cuộc cách mạng 4.0 là một cuộc cách mạng toàn dân thì là lợi thế Việt Nam”, ông Hùng khẳng định.

“Thứ nữa, nếu mình nhìn cuộc cách mạng 4.0 là của các doanh nghiệp siêu nhỏ chứ không phải các doanh nghiệp siêu lớn thì Việt Nam cực kỳ lợi thế. Vì chúng ta, doanh nghiệp lớn gần như là không có, đa số là doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, thì đó là lợi thế của Việt Nam”.

“Chúng ta luôn nghĩ rằng Việt Nam rất khó đi trước, nhưng theo tôi, nếu lần này chúng tôi không đi đầu, không đi trước thì chúng ta không đón nhận được đó. Chúng ta chỉ đón nhận được nếu chúng ta đi đầu”.

Ông Hùng dẫn ví dụ về kết nối, như mạng viễn thông, là nền tảng quan trọng nhất của kết nối. “Việt Nam mất gần 20 năm để có mạng viễn thông 2G. Khi chúng ta xây dựng mạng 3G cũng mất gần 10 năm. Nhưng cho đến khi có 4G, Viettel lại làm được việc mà cả thế giới “kinh ngạc” là đã làm mạng viễn thông 4G với công nghệ mới nhất, phủ sóng đến vùng sâu vùng xa trong vòng 6 tháng”.

“Cuộc cách mạng nào cũng chỉ có giá trị khi chúng ta làm những cái người khác chưa làm. Còn cả thế giới làm 4.0 thì chúng ta có làm 4.0 thì bản chất cũng không có giá trị. Là vì lợi thế cạnh tranh mới tạo ra sự khác biệt. Còn nếu tất cả đều 4.0 hết thì 4.0 trở về không có giá trị”, Tổng giám đốc Viettel nói.

Đọc tiếp »

Cách mạng công nghiệp 4.0: Cơ hội chưa từng thấy, nhưng...

Cụm từ “cách mạng công nghiệp 4.0” được nhắc tới khá nhiều và trở thành một cụm từ khá phổ biến trong thời gian gần đây tại Việt Nam.

Vậy thế nào là cách mạng công nghiệp 4.0? Nội dung và xu thế phát triển của cuộc cách mạng này là gì?

Thay đổi về bản chất

Tại diễn đàn "Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 - Được và mất" do Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức chiều 7/4, các doanh nhân, chuyên gia kinh tế đã có những đánh giá đáng chú ý về bản chất cuộc cách mạng nói trên và ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế Việt Nam.

Ông Đặng Việt Dũng, Giám đốc Điều hành Uber Việt Nam nói, bản chất cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là sự hội tụ của nền kinh tế vật lý, kinh tế số, sinh học, dựa trên nền tảng trí tuệ thông minh nhân tạo. Trong tương lai, cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ thay đổi bản chất nhiều công việc và cơ cấu nhiều ngành công nghiệp.

Đăng đàn về khái niệm này, ông Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc Ngân hàng Tiên Phong (TPBank) dự báo, với cách mạng công nghiệp 4.0, các ứng dụng công nghệ hiện đại sẽ tiếp lục len lỏi vào từng gia đình. Các thiết bị nhỏ nhất trong mỗi nhà cũng dần dần được kết nối Internet, thực hiện nhiều việc giúp đời sống mỗi người thuận tiện hơn.

"Tất nhiên, các doanh nghiệp phải ứng dụng cách mạng công nghiệp này vào kinh doanh để giúp giảm giá thành, làm cho tổng thể xã hội tốt lên", ông nói.

Trong khi đó, TS. Lê Đăng Doanh nêu khái niệm, đây là cuộc cách mạng công nghiệp chắp cánh cho 3 cuộc cách mạng công nghiệp trước đó, giúp năng suất tăng lên đáng kể nhờ khoa học kỹ thuật nhưng chu kỳ sản phẩm lại ngắn đi nhiều so với hiện nay.

Ông Doanh mường tượng, trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, con người sẽ có những chiếc áo, kính kết nối Internet. Những người tiếp đón bệnh nhân ở bệnh viên, hay đón người ở toà án không còn là người thật mà là robot…

"Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tạo cơ hội chưa từng thấy cho kinh tế Việt Nam, nhưng cũng đòi hỏi Chính phủ phải thay đổi nhiều chính sách để thành công”, ông nói.

Ai chịu ảnh hưởng nhiều nhất?

Theo TS. Lê Đăng Doanh, đối tượng đầu tiên chịu ảnh hưởng từ cuộc cách mạng không ai khác chính là trí thức, như bác sỹ, luật sư, kiểm toán viên... hay những người làm trong ngành tài chính.

Ông Doanh ví dụ, nhiều luật sư mới ra trường có thể thất nghiệp khi các công tìm kiếm dựa trên trí thông minh nhân tạo hoàn toàn có khả năng trả lời nhanh các câu hỏi liên quan đến pháp luật.

Tuy nhiên, ông cũng cho rằng trí tuệ nhân tạo không thể thay thế được việc đưa ra quyết định về chiến lược của công ty, hay về hoà giải khi có tranh chấp... Có nghĩa là con người vẫn còn chỗ đứng trong nhiều lĩnh vực cụ thể.

Bà Nguyễn Thanh Huyền, Tổng giám đốc Tổng công ty May 10 nhận xét, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ mang lại nhiều cơ hội cho các nước đang phát triển như Việt Nam.

Tuy nhiên, đối với riêng ngành dệt may, bà Huyền dự báo, đa số lao động ngành dệt may, da giày Việt Nam trong tương lai sẽ thất nghiệp do khả năng cạnh tranh của máy móc.

Việt Nam có thể bắt kịp cách mạng công nghiệp 4.0?

Lạc quan với câu hỏi này, ông Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc TPBank khẳng định: “Việt Nam hoàn toàn có thể”.

Ông phân tích, hiện tại, TPBank đã triển khai các điểm giao dịch ngân hàng tự động từ tháng 2/2017. Theo đó, người sử dụng dịch vụ có thể thực hiện hầu hết các giao dịch ngân hàng cơ bản như nộp tiền mặt, đăng ký tài khoản thanh toán, các khoản vay, mở thẻ ghi nợ, gửi tiền có kỳ hạn...

Dự kiến, từ nay đến cuối năm 2017, ngân hàng này sẽ có 50 điểm giao dịch tự động trên toàn quốc.

Còn người đứng đầu Uber Việt Nam, ông Đặng Việt Dũng, lại cho rằng trong ngắn hạn thì Việt Nam chưa thể bắt kịp, còn trung hạn vẫn là một dấu hỏi lớn. Bởi theo ông, về bản chất, muốn đón nhận thế nào còn phải phụ thuộc nhiều vào yếu tố chính sách.

Đồng quan điểm, ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam cho rằng cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ là thách thức lớn đối với Việt Nam. “Muốn bắt kịp phải có sự đột biến, mà đột biến thì phải có điều kiện. Chỉ có Nhà nước mới tạo được đột biến”, ông Liên khẳng định.

Đọc tiếp »

“Cơn bão 4.0”: Đây sẽ là cuộc cách mạng lớn nhất

Nói về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 được dự báo sẽ diễn ra nhanh như vũ bão, ông Trương Gia Bình - Chủ tịch Tập đoàn FPT, cho rằng, từ nay trở đi, chúng ta có một đối tác mới rất thông minh, rất hiểu biết. Hãy hợp tác với đối tác mới này. Đó là Robotics. Hãy hợp tác với robot.

Những doanh nghiệp đang sử dụng nguồn lao động giá rẻ cần phải chuẩn bị sẵn sàng cho việc sẽ mất đi lợi thế. Với những doanh nghiệp tiến bộ, nên nhanh chóng áp dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để tạo ra năng lực cạnh tranh và tăng trưởng thật nhanh.

“Đây sẽ là cuộc cách mạng lớn nhất”

Thế giới đang tiến vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Cụm từ này được nhắc nhiều và khá “hot” ở Việt Nam trong thời gian gần đây. Ông nhìn nhận thế nào về diện mạo, sự khác biệt lớn nhất của cuộc cách mạng công nghiệp lần này so với 3 cuộc cách mạng công nghiệp trước?

Tất cả các cuộc cách mạng đều được dẫn dắt bởi khoa học công nghệ. Các cuộc cách mạng trước đều là hệ quả của sự tiến bộ khoa học công nghệ. Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên là máy có sức khỏe hơn cơ bắp con người và ngựa, voi.

Tiếp theo cuộc cách mạng công nghiệp lần 2, chúng ta có ánh sáng từ điện, có động cơ và tốc độ phát triển đã tăng lên một bậc mới. Đến cuộc cách mạng công nghiệp lần 3, chúng ta có máy tính tính toán nhanh, với nhiều ứng dụng công nghệ.

Còn ở lần thứ 4 này, biểu tượng sẽ là robot có thể có trí tuệ toàn cầu, lấy kiến thức của tất cả các con robot để ứng xử với con người, vượt xa năng lực con người. Con robot này sẽ chế ra các con robot khác.

Tôi cho rằng, đây sẽ là cuộc cách mạng lớn nhất so với các cuộc cách mạng khác. Với cuộc cách mạng này, không chỉ máy móc mà tất cả các sự vật thế giới xung quanh chúng ta đều trở nên có nhân tính, đều có tính toán, tối ưu.

Thế giới xung quanh ta không chỉ trở thành thế giới sống mà biến thành thế giới có nhân tính. Khi đó, các ôtô có thể sẽ tự tránh nhau, hàng hóa sẽ tự động giao tại nhà...

Đây chính là sự khác biệt lớn nhất mà cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ xảy ra. Theo tôi, rất khó để ước lượng quy mô, tầm cỡ của cuộc cách mạng này sẽ biến đổi đến mức độ nào.

Vậy cuộc cách mạng này sẽ mang lại cơ hội, thách thức gì cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và FPT nói riêng?

Hiện nay, đang tồn tại hai luồng tranh luận lớn về vấn đề này. Nhóm cực đoan thì cho rằng, đã đến ngày tận thế vì trong tương lai gần, không tìm thấy bất kỳ việc gì mà máy làm thua con người. Nhóm còn lại thì tin tưởng, mọi sự tiến bộ của khoa học công nghệ sẽ làm cho thế giới tốt đẹp hơn.

Theo đó, sẽ có những nhóm đi theo, đón nhận nhanh chóng làn sóng công nghệ mới để tạo ra năng lực cạnh tranh vượt trội so với tất cả các doanh nghiệp khác. Ở nhóm cực đoan sẽ đặt ra vấn đề xem xét nhập khẩu bao nhiêu con robot, đánh thuế robot, cấp visa cho robot... để kìm hãm sự phát triển này lại.

Cho dù thế nào chăng nữa thì có một điểm chung mà tại Diễn đàn Kinh tế thế giới đã đề cập, đó là các doanh nghiệp đã đến giai đoạn không còn biên giới với những xu hướng dịch chuyển rõ nét.

Theo quan điểm của nhóm tích cực ủng hộ cho khoa học công nghệ, nếu các doanh nghiệp không thay đổi sẽ chết, vấn đề là sớm hay muộn. Khi doanh nghiệp sử dụng công nghệ thông tin sẽ tạo được năng lực cạnh tranh hơn so với các doanh nghiệp khác.

Tuy nhiên, trong tương lai thì chỉ tin học thôi không đủ mà phải là doanh nghiệp thời gian thực, doanh nghiệp số. Những loại hình doanh nghiệp này sẽ có đẳng cấp và sức cạnh tranh vượt trội. Mọi biến đổi từ ý kiến khách hàng tới nhu cầu của cá nhân đều được cung cấp bởi máy móc tính toán chứ không phải con người.

Việt Nam lần đầu tiên đang đứng trước một cuộc cách mạng, nếu chúng ta không làm gì thì có nghĩa là người Việt Nam già mà vẫn còn nghèo. Vào cuộc cách mạng này dù thách thức nhưng sẽ tạo sự phồn vinh, phát triển cùng với các nước tiên tiến trên thế giới.

Năng lực cạnh tranh và năng suất vượt trội

Thưa ông, cuộc cách mạng công nghiệp này sẽ tác động nhất tới những ngành nghề, lĩnh vực kinh tế nào của Việt Nam? Chúng ta cần chuẩn bị gì để đón cơ hội, vượt qua thách thức và bắt kịp “chuyến tàu siêu tốc” này? Ông đánh giá thế nào về chuyển động của các doanh nghiệp?

Báo cáo của Diễn đàn Kinh tế thế giới cũng đã đặt ra về vấn đề này theo các giai đoạn khác nhau. Tuy nhiên, giai đoạn đầu tiên sẽ là thách thức với công nhân “cổ cồn”, bác sĩ, luật sư. Giai đoạn tiếp theo sẽ là lao động giá rẻ, có thể sẽ chậm hơn. Với sự chuyển động của cuộc cách mạng này, trong khoảng 15 năm sẽ có một diện mạo thế giới mới, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sự thay đổi.

Tôi nghĩ, việc tìm hiểu những điều gì đang xảy ra không chỉ ở xung quanh mình mà ở khắp mọi nơi là rất cần thiết hiện nay, bởi tốc độ của cuộc cách mạng này là rất nhanh và kinh ngạc. Điều đầu tiên mà các doanh nghiệp cần phải quan tâm đó là liên tục trao đổi chia sẻ, trao đổi, tìm hiểu thông tin.

Ngay ở FPT, chúng tôi thường xuyên trao đổi, giao tiếp với các tập đoàn công nghệ ở khắp mọi nơi; đồng thời họp trao đổi hàng ngày để nhìn nhận những biến đổi của ngành. Bản thân chúng tôi phải tự số hóa mình theo nhịp tiến của công nghệ và các doanh nghiệp khác cũng phải chuẩn bị cho điều này.

Đối với những doanh nghiệp đang sử dụng nguồn lao động giá rẻ cần phải chuẩn bị sẵn sàng cho việc sẽ mất đi lợi thế. Đối với những doanh nghiệp tiến bộ, nên nhanh chóng áp dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để tạo ra một năng lực cạnh tranh và năng suất vượt trội, tăng cường chất lượng để mở rộng thị phần, thị trường, tăng trưởng thật nhanh.

Theo tôi, điều quan trọng với các doanh nghiệp là từng bước thay đổi. Không nên vội vã làm điều gì bất thường nhưng cũng không nên quá chủ quan làm ngơ mà phải liên tục lắng nghe, theo dõi và có những thử nghiệm.

Cuộc cách mạng công nghiệp này sẽ dành cho tất cả mọi người, cả các nhóm nhỏ và thị trường sẽ đi vào thị trường cá nhân. Do đó, cơ hội cho mỗi người, mỗi doanh nghiệp sẽ rất lớn. Các doanh nghiệp lớn cần một chính sách thông minh để từng bước chuyển đổi sang doanh nghiệp thời gian thực.

Theo ông, vấn đề chính sách, nền tảng hạ tầng, nhân lực Việt Nam đã sẵn sàng cho cuộc cách mạng này chưa?

Việt Nam đã xác định trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và nước mạnh bằng công nghệ thông tin; đồng thời công nghệ thông tin trở thành một phương thức phát triển mới. Những luận điểm này đã được chuẩn bị từ trước và rất phù hợp với giai đoạn này.

Về nguồn nhân lực, riêng lĩnh vực phân tích dữ liệu lớn trên toàn thế giới thiếu khoảng 6 triệu người, lĩnh vực an toàn an ninh mạng thiếu khoảng 4,5 triệu người; điện toán đám mây khoảng 5 triệu người.

Đây là con số khổng lồ mà không quốc gia nào có thể đáp ứng nổi. Đây cũng sẽ là cơ hội cho các nước như Việt Nam có đông nhân lực trẻ, ham học hỏi. Tôi hy vọng những chương trình đào tạo số hàng đầu trên thế giới sẽ đến Việt Nam trong năm 2017 để chuẩn bị sẵn sàng về nguồn nhân lực.

Việt Nam đang có mấy điểm lợi thế.

Thứ nhất, khi cuộc cách mạng mới bắt đầu lúc này, không phải Chính phủ nào cũng nói về cuộc cách mạng này nhiều như ở Việt Nam.

Thứ hai, từ khi ngành công nghệ thông tin đặt mục tiêu vươn ra thế giới thì tiềm lực ngành cũng vượt trội so với năng lực kinh tế Việt Nam.

Thứ ba, cuộc cách mạng này không phải cuộc cách mạng của các đại gia mà là cuộc cách mạng của mọi người. Trong đó có thể có những nhóm rất bé, chỉ có vài người nhưng những nhóm nhỏ đó sẽ thay đổi tương lai, diện mạo của các ngành kinh tế.

Hiện nay, có một số nước đã sẵn sàng về mặt pháp lý cho cuộc cách mạng này. Tuy nhiên, với một số nước sẽ là thách thức rất lớn để chấp nhận, ví dụ như việc cho phép xe không người lái chạy trên đường phố.

Đối với những chính sách quan trọng cho số hóa, hiện chúng ta không biết sẽ phải ra luật gì mới. Các luật từ trước tới nay chủ yếu áp dụng cho thế giới vật lý, chưa có nhiều quy định áp dụng cho thế giới số, một thế giới mới được phát sinh. Tôi cho rằng, trong lĩnh vực này, Việt Nam cần theo sát thế giới.

Hướng đi của FPT

Hướng đi của FPT trong cuộc cách mạng mới thế nào, thưa ông? Là doanh nghiệp công nghệ lớn, FPT sẽ thể hiện vai trò gì trong cuộc cách mạng này ở Việt Nam?

Sau 10 năm thành công xuất khẩu phần mềm và ra nước ngoài, có văn phòng ở nhiều nước trên thế giới, thời điểm năm 2010, FPT rơi vào thế kẹt, vướng trần. Để tháo gỡ, FPT đã tập trung đầu tư công nghệ được xác định là xu hướng sẽ nóng trong tương lai như điện toán đám mây, Mobility, Analytics, Big data...

Nhờ vậy mà FPT đến được với các tập đoàn lớn. Đến nay, FPT đã trở thành đối tác hàng đầu của những tập đoàn lớn, những hãng tạo ra công nghệ nền như Amazon, IBM, Microsoft... tham gia cùng phát triển. Kinh nghiệm thành công ở nơi này sẽ được sử dụng ở nơi khác, tạo nên sự tăng trưởng rất nhanh, có những lĩnh vực tăng trưởng 300%/năm.

Điều quan trọng với chúng tôi đó là thay đổi và vào cuộc sớm, càng sớm càng tạo ra sức mạnh. Với khẩu hiệu “Cùng tiên phong trong cuộc cách mạng số ở Việt Nam và trên thế giới”, FPT hoàn toàn chủ động đi vào cuộc cách mạng này. Hiện nay, tỷ trọng doanh thu chuyển đổi số của FPT khoảng 28%, là tỷ lệ mà Ấn Độ sẽ đạt sau 4 năm nữa.

Theo ông, tương lai cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ dẫn dắt chúng ta đi về đâu?

Hiện nay, khó ai có thể nói trước được bởi sự biến đổi này quá lớn, không có tiền lệ để dự báo. Thử tưởng tượng những kỹ năng của bác sĩ hiện nay, sau này sẽ được sử dụng bởi robot kết nối toàn cầu.

Tuy nhiên, có một cơ hội chắc chắn rằng, nếu chúng ta làm những thứ mà tương lai cần thì có thể sẽ không hết việc. Hiện nhiều nước đầu tư vào lĩnh vực bác sĩ, luật sư, tư vấn... chủ yếu xử lý thông tin thì tương lai sẽ là do máy làm.

Nhiều nước không học máy tính, khoa học, toán... thì ở Việt Nam lại coi trọng và thế hệ trẻ yêu thích ngành này. Đây là sức mạnh của thế giới mới. Những lĩnh vực lập trình, thiết kế mỹ thuật, kỹ năng mềm... sẽ là chuẩn mực mà thị trường tương lai cần.

Đọc tiếp »

Bộ trưởng báo động tình trạng lộ thông tin cá nhân trên mạng

Tình trạng lộ, lọt thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ đang ở mức báo động, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn nhận định trong một văn bản gửi tới Tổng thư ký Quốc hội.

Theo kế hoạch của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, ngày 18/4 tới, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn sẽ trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.

Nhóm vấn đề dành cho Bộ trưởng Trương Minh Tuấn là công tác quản lý an toàn thông tin mạng; việc xử lý các cá nhân, tổ chức có hành vi đăng tải thông tin xuyên tạc, sai sự thật trên các thông tin điện tử gây hoang mang trong dư luận, gây thiệt hại về kinh tế, tổn hại danh dự, nhân phẩm của cá nhân, tổ chức khác. Việc kiểm duyệt chương trình, nội dung quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Văn bản chuẩn bị nội dung trả lời chất vấn các vấn đề nói trên đã được Bộ trưởng Trương Minh Tuấn gửi đến Tổng thư ký Quốc hội.

Hơn 140 nghìn cuộc tấn công trong năm 2016

Tại đây, một số nguy cơ, thách thức về an toàn thông tin mạng nổi bật đối với Việt Nam đã được Bộ trưởng đề cập.

Như, tấn công mạng vẫn tiếp tục tăng về quy mô và số lượng, nhất là các cuộc tấn công mạng có chủ đích dẫn đến lộ, lọt thông tin. Điển hình là vụ tấn công mạng vào Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) vào cuối tháng 7/2016.

Tình hình lây nhiễm phần mềm độc hại, nhất là các phần mềm độc hại mã hóa dữ liệu để tống tiền tăng cao, đặc biệt, hình thức lây nhiễm các loại phần mềm này cũng được mở rộng, thậm chí có thể lây lan qua các mạng xã hội.

Theo nhận định của Bộ Thông tin và Truyền thông, lừa đảo trực tuyến, nhất là lừa đảo trên mạng xã hội và qua tin nhắn vẫn còn phổ biến. Nhiều người sử dụng do cả tin, nhận thức về an toàn thông tin còn hạn chế nên vẫn dễ dàng mắc lừa dẫn đến thiệt hại về kinh tế.

Nguy cơ mất an toàn thông tin trên các thiết bị công nghệ ngày càng thể hiện rõ nét. Nhiều cuộc tấn công từ chối dịch vụ phân tán (DDoS) có lưu lượng tấn công lớn với nguồn tấn công là các thiết bị như router, camera an ninh... đã xảy ra, dẫn đến thiệt hại và ảnh hưởng hoạt động của nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet cũng như các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trực tuyến khác.

Tình trạng lộ, lọt thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ đang ở mức báo động. Điển hình là hiện tượng người sử dụng bị mất tiền trong các tài khoản ngân hàng thường xuyên xảy ra - văn bản của Bộ trưởng nêu rõ.

Trong văn bản, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cũng cho biết nhiều con số cụ thể. Như, trong năm 2016, ghi nhận tổng cộng 144.375 sự cố tấn công mạng của cả ba loại hình phishing, malware và deface. Quý 1/2017 ghi nhận 3.692 sự cố tấn công mạng.

Trong năm 2016, thông qua đầu số 456, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) ghi nhận được 591.427 lượt phản ánh tin nhắn rác, giảm 18% số lượng ghi nhận được so với cùng kỳ năm 2015.

Lượng phản ánh tin nhắn rác cho dịch vụ nội dung chiếm khoảng 35%; dịch vụ bất động sản chiếm khoảng 20,6%; dịch vụ quảng cáo SIM số đẹp chiếm khoảng 13,1% và các loại khác. Tính đến ngày 30/3/2017, Bộ cho biết đã khóa 19.458.093 SIM kích hoạt sẵn của các nhà mạng, góp phần giảm đáng kể lượng tín nhắn rác, thư rác.

Thiếu chuyên gia giỏi do đãi ngộ thấp

Người đứng đầu ngành thông tin và truyền thông khẳng định, tính đến thời điểm hiện tại, hành lang chính sách và văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thông tin mạng đã cơ bản hình thành ở mức cao và đang dần hoàn thiện ở mức chi tiết.

Các chỉ số đánh giá về an toàn thông tin qua mỗi năm đều có những chuyển biến theo hướng tích cực, Chỉ số An toàn thông tin Việt Nam năm 2016 là 59,9% so với 46,4% năm 2015 và 39% năm 2014.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, công tác bảo đảm an toàn thông tin vẫn còn bị động. Đặc biệt là công tác bảo đảm an toàn thông tin cho hệ thống thông tin quan trọng quốc gia vẫn chưa được quan tâm đúng mức.

Khảo sát thực tế thời gian vừa qua cho thấy, nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở Việt Nam đang buông lỏng, hầu như không áp dụng các biện pháp tối thiểu để bảo đảm an toàn thông tin và chưa có quy trình thao tác chuẩn để ứng phó khi sự cố xảy ra.

Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cũng nhấn mạnh, các cơ quan Nhà nước gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu hút các chuyên gia giỏi về an toàn thông tin vào làm việc, do thu nhập và chế độ đãi ngộ thấp.

Ông khái quát, Việt Nam nằm trong danh sách các quốc gia có nguy cơ về mất an toàn thông tin cao trong các bảng xếp hạng của các tổ chức quốc tế. Vấn đề này đang gây ra những thiệt hại lớn, đồng thời đặt ra nhiều nguy cơ, rủi ro trong tương lai, ảnh hưởng không nhỏ tới hình ảnh và mức độ tin cậy của Việt Nam đối với quốc tế trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Đọc tiếp »

Thông tin xuyên tạc trên mạng đang được Việt Nam xử lý thế nào?

Vi phạm mức độ nhẹ thì nhắc nhở, rút kinh nghiệm, vi phạm ở mức độ nặng có thể xem xét xử phạt vi phạm hành chính, thu hồi giấy phép (nếu có), thu hồi tên miền, hoặc có thể truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đây là thông tin từ văn bản chuẩn bị nội dung trả lời chất vấn các vị đại biểu Quốc hội vào ngày 18/4 tới của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn, vừa được gửi tới các vị đại biểu Quốc hội.

Một số trường hợp sẽ phối hợp với công an

Một trong các vấn đề được chọn để chất vấn Bộ trưởng là việc xử lý các cá nhân, tổ chức đăng tải thông tin xuyên tạc, sai sự thật trên các trang thông tin điện tử gây hoang mang trong dư luận, gây thiệt hại về kinh tế, tổn hại danh dự, nhân phẩm của cá nhân, tổ chức khác.

Bộ trưởng cho biết, qua theo dõi, quản lý hoạt động cung cấp nội dung thông tin trên mạng, Bộ Thông tin và Truyền thông nhận thấy có tình trạng một số trang thông tin điện tử, mạng xã hội cho phép người dùng đăng tải nhiều video clip, tin bài có nội dung thông tin xuyên tạc, sai sự thật gây hoang mang trong dư luận, gây thiệt hại về kinh tế, tổn hại danh dự, nhân phẩm của cá nhân, tổ chức khác.

Trong trường hợp xác định các trang thông tin điện tử, mạng xã hội của các tổ chức, cá nhân trong nước cung cấp nội dung thông tin sai phạm, thì tuỳ theo mức độ, Bộ sẽ áp dụng hình thức xử lý kịp thời, như đã nói ở trên.

Đối với thông tin vi phạm được cung cấp từ bên ngoài (trang tin phản động từ nước ngoài, trên các dịch vụ phổ biến của nước ngoài cung cấp vào Việt Nam) thì việc phát hiện và xử lý khá phức tạp, do những trang tin phản động chủ yếu đặt máy chủ ở nước ngoài, việc ngăn chặn chỉ có tác dụng ở thời điểm nhất định do các trang này thay đổi địa chỉ IP liên tục, khiến việc chặn kỹ thuật phải luôn luôn theo dõi, thay đổi, chưa kể việc chặn nhiều sẽ làm hạn chế tốc độ đường truyền.

Những trường hợp này, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ phối hợp với Bộ Công an xử lý theo các quy định hiện hành - văn bản nêu rõ.

3 tháng phạt 400 triệu đồng

Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cũng nêu hai trường hợp cụ thể mà Bộ Thông tin và Truyền thông đã xử lý trong tháng 12/2016.

Một là đã phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Đắc Lắc trong vụ việc xử lý cựu nhà báo Nguyễn Liên (từng là phóng viên tạp chí Nâm Nung, Đắc Lắc) đưa thông tin sai sự thật về việc giáo viên tỉnh Hà Tĩnh được điều đi tiếp khách.

Hai là phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Bến Tre xử phạt vi phạm hành chính việc đối tượng Nguyễn Duy Khương tung tin bịa đặt về việc Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân về thăm quê.

Kết quả tổng thể về kiểm tra, xử lý sai phạm được nêu tại văn bản: năm 2016, Cục Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử của Bộ đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính 10 trường hợp với tổng số tiền xử phạt là 180 triệu đồng, nhắc nhở 14 trường hợp, tiến hành 2 đợt thanh tra hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng trang mạng xã hội và kiểm tra đối với 5 đơn vị có vận hành trang mạng xã hội.

Trong quý 1/2017, đã xem xét và xử lý 16 cá nhân và doanh nghiệp, phối hợp với sở thông tin và truyền thông các tỉnh thành, A68, A87 xử lý 20 trường hợp các trang thông tin điện tử và mạng xã hội, ban hành 10 quyết định xử phạt vi phạm hành chính, với tổng số tiền phạt là 400 triệu đồng.

Tăng quản lý trang mạng xã hội nước ngoài

Vẫn theo Bộ trưởng, trường hợp không xác định rõ nguồn gốc các trang thông tin điện tử cung cấp nội dung qua biên giới vào Việt Nam thì việc phát hiện, ngăn chặn những hành vi sai trái trên môi trường Internet là rất khó khăn. Vì vậy, việc xử lý thông tin vi phạm trên các trang mạng xã hội cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam đòi hỏi có sự phối hợp chặt chẽ của nhiều bộ, ngành, địa phương.

Khi phát hiện thông tin vi phạm rõ ràng, nếu xác định được thông tin của tổ chức, cá nhân vi phạm, việc xử lý sẽ dễ dàng hơn. Trong trường hợp này Bộ sẽ phối hợp với sở thông tin và truyền thông các tỉnh thành để xử lý kịp thời, đúng người, đúng tội.

Tuy nhiên, việc xác định hành vi vi phạm trong nhiều trường hợp như vi phạm bản quyền, hoạt động gian dối trong thương mại hay các tệ nạn xã hội như cờ bạc, mại dâm qua mạng, cạnh tranh không lành mạnh, thanh toán online... còn liên quan đến trách nhiệm của nhiều bộ, ngành. Do đó, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Thông tin và truyền thông với Bộ Công an và các bộ quản lý chuyên ngành thì mới có thể xử lý được.

Văn bản cũng nêu rõ, ngày 26/12/2016, Bộ đã ban hành Thông tư số 38 có hiệu lực kể từ ngày 15/2/2017. Đây là cơ sở để đề nghị các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp xuyên biên giới phải có trách nhiệm hợp tác với cơ quan quản lý để gỡ bỏ thông tin vi phạm.

Công tác chỉ đạo, điều hành nhằm tăng cường công tác quản lý nội dung thông tin trên mạng cũng là một nội dung được Bộ trưởng đề cập.

Bộ trưởng cho biết, mới đây, Bộ đã có văn bản báo cáo Thủ tướng về việc tăng cường quản lý hoạt động trang thông tin điện tử và mạng xã hội nước ngoài, đồng thời cũng đề xuất Thủ tướng chỉ đạo một số bộ, ngành có liên quan phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông phân định, làm rõ phạm vi, trách nhiệm của từng bộ, ngành và xây dựng cơ chế phối hợp xử lý thông tin vi phạm.

Đọc tiếp »

Sẽ buộc Facebook, Google, YouTube phải tuân thủ pháp luật Việt Nam

© Bản quyền thuộc về VnEconomy, báo điện tử thuộc nhóm Thời báo Kinh tế Việt Nam

Giấy phép Báo điện tử số 123/GP-BTTTT, cấp ngày 7/4/2014

Mọi tin bài đăng lại từ website này phải có sự chấp thuận bằng văn bản của VnEconomy.

Các trang ngoài sẽ được mở ra ở cửa sổ mới. VnEconomy không chịu trách nhiệm nội dung các trang ngoài.

Tổng biên tập: Giáo sư Đào Nguyên Cát

Trụ sở Tòa soạn: 96 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: (84-4) 3755 2060 - 3755 2059 / Fax: (84-4) 3755 2046

Đọc tiếp »

Viettel sắp sản xuất đại trà smartphone chống nghe lén

© Bản quyền thuộc về VnEconomy, báo điện tử thuộc nhóm Thời báo Kinh tế Việt Nam

Giấy phép Báo điện tử số 123/GP-BTTTT, cấp ngày 7/4/2014

Mọi tin bài đăng lại từ website này phải có sự chấp thuận bằng văn bản của VnEconomy.

Các trang ngoài sẽ được mở ra ở cửa sổ mới. VnEconomy không chịu trách nhiệm nội dung các trang ngoài.

Tổng biên tập: Giáo sư Đào Nguyên Cát

Trụ sở Tòa soạn: 96 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: (84-4) 3755 2060 - 3755 2059 / Fax: (84-4) 3755 2046

Đọc tiếp »

Mạng di động đầu tiên cung cấp dịch vụ 4G trên toàn quốc

© Bản quyền thuộc về VnEconomy, báo điện tử thuộc nhóm Thời báo Kinh tế Việt Nam

Giấy phép Báo điện tử số 123/GP-BTTTT, cấp ngày 7/4/2014

Mọi tin bài đăng lại từ website này phải có sự chấp thuận bằng văn bản của VnEconomy.

Các trang ngoài sẽ được mở ra ở cửa sổ mới. VnEconomy không chịu trách nhiệm nội dung các trang ngoài.

Tổng biên tập: Giáo sư Đào Nguyên Cát

Trụ sở Tòa soạn: 96 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: (84-4) 3755 2060 - 3755 2059 / Fax: (84-4) 3755 2046

Đọc tiếp »

Điện thoại chống nghe lén của Viettel: 90% là nội địa hóa

© Bản quyền thuộc về VnEconomy, báo điện tử thuộc nhóm Thời báo Kinh tế Việt Nam

Giấy phép Báo điện tử số 123/GP-BTTTT, cấp ngày 7/4/2014

Mọi tin bài đăng lại từ website này phải có sự chấp thuận bằng văn bản của VnEconomy.

Các trang ngoài sẽ được mở ra ở cửa sổ mới. VnEconomy không chịu trách nhiệm nội dung các trang ngoài.

Tổng biên tập: Giáo sư Đào Nguyên Cát

Trụ sở Tòa soạn: 96 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: (84-4) 3755 2060 - 3755 2059 / Fax: (84-4) 3755 2046

Đọc tiếp »

Chậm triển khai 4G và "cái lý" của Vietnamobile

© Bản quyền thuộc về VnEconomy, báo điện tử thuộc nhóm Thời báo Kinh tế Việt Nam

Giấy phép Báo điện tử số 123/GP-BTTTT, cấp ngày 7/4/2014

Mọi tin bài đăng lại từ website này phải có sự chấp thuận bằng văn bản của VnEconomy.

Các trang ngoài sẽ được mở ra ở cửa sổ mới. VnEconomy không chịu trách nhiệm nội dung các trang ngoài.

Tổng biên tập: Giáo sư Đào Nguyên Cát

Trụ sở Tòa soạn: 96 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: (84-4) 3755 2060 - 3755 2059 / Fax: (84-4) 3755 2046

Đọc tiếp »